Chương trình "Sóng và máy tính cho em": Không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Được biết, chương trình sẽ huy động nguồn lực tổng thể của các ban, bộ, ngành và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước đủ điều kiện học trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.

Tối 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phát động chương trình Sóng và máy tính cho em tại 65 điểm cầu từ trung ương đến các địa phương trên toàn quốc để kêu gọi hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh khó khăn ở các địa phương.

Tại chương trình các tổ chức, đơn vị đã ủng hộ hơn 1 triệu máy tính cho học sinh khó khăn giá trị tương đương 2.350 tỉ đồng.

Bộ GD&ĐT khẳng định, qua rà soát đến nay 1,5 triệu học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Hoạt động tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em": Không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau ảnh 1
Lễ phát động chương trình Sóng và máy tính cho em.

Chương trình Sóng và máy tính cho em do Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phát động, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện.

Chương trình dự kiến sẽ hỗ trợ sóng Internet miễn 100% cước phí khi học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến (sẽ được Bộ TTTT công bố); Hỗ trợ máy chủ cho trường ĐH một số phần mềm dạy học trực tuyến theo công bố của Bộ TT&TT; Giá các gói dịch vụ không đổi, nhưng dung lượng Internet được tăng gấp đôi; Các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai nâng cao dung lượng băng thông Internet ở các thành phố lớn.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, chương trình gồm 3 phần: Sóng Internet, máy tính và giá cước viễn thông phù hợp. Sóng và máy tính cho em cũng là để chuyển đổi số cho tất cả các hộ gia đình, xây dựng xã hội số. Ở vùng quê, vùng sâu vùng xa, chính các em sẽ giúp cha mẹ mình lên môi trường số, mua bán trên các sàn thương mại điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhận tiền, chuyển tiền qua điện thoại.

Từ nay đến cuối năm, các nhà mạng sẽ miễn phí cước viễn thông. "1 máy tính bảng cũ có người sẽ bỏ quên đâu đó nhưng có thể giúp 1 học sinh có cơ hội học tập, đổi đời. Vì thế chương trình kêu gọi cá nhân, tổ chức ai có máy tính cũ, máy mới… ủng hộ các em học sinh khó khăn cũng là để chuyển đổi số, xây dựng xã hội số”, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em": Không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau ảnh 2

(Ảnh minh họa từ Internet)

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay nhiều nơi học sinh phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua ảnh hưởng tâm lý, đảo lộn cuộc sống nhiều gia đình. Nhiều gia đình khó khăn học sinh thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa không có cơ hội học tập. Ở vùng sâu vùng xa, học sinh dựng lán học trên đỉnh đồi để hứng sóng học tập. Đảng, Nhà nước hiểu và chia sẻ với những khó khăn mà nhiều gia đình đang gặp phải. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt khi hàng triệu máy tính tới tay học sinh để các em có cơ hội học tập, tiếp cận tri thức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, dạy học trực tuyến hiện nay đang gặp khó khăn khi có nhiều học sinh thiếu thiết bị và thiếu cả sóng Intenet. Điều này có thể dẫn đến thiếu công bằng trong dạy học, giảm chất lượng học tập.

“Với phương thức dạy học mới, giáo viên cần điều chỉnh giáo trình, khối lượng kiến thức; cách dạy học nhất là học sinh Tiểu học. Dù có bất cập nhưng chúng ta vừa làm vừa hoàn thiện, không được nóng vội. Sóng và máy tính cho em do Chính phủ phát động có ý ghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, tiến tới phủ sóng internet ở những nơi lâu nay không có sóng; nâng cao dân trí; phát triển xã hội số chuyển đổi số”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em": Không để bất cứ học sinh nào bị bỏ lại phía sau ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh ĐH 2025: Dự kiến không hạn chế phương thức xét tuyển, đề xuất bỏ tổ hợp lạ

Tuyển sinh ĐH 2025: Dự kiến không hạn chế phương thức xét tuyển, đề xuất bỏ tổ hợp lạ

HHT - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh năm 2025. Theo dự thảo này, sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường. Trong khi đó, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam kiến nghị loại bỏ các tổ hợp lạ trong tuyển sinh.