Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu"

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu"
HHT - Cô gái trẻ Châu Anh Thư - "co-founder"của "start-up" Sữa Xanh được nhiều người biết tới không chỉ giỏi về quản lý mà còn có một suy nghĩ về chữ hiếu rất trưởng thành dù tuổi đời còn rất trẻ.

Chị Châu Anh Thư (có nickname là Đỹn, sinh năm 1995), co-founder của Sữa Xanh, một start-up sinh viên cung cấp sữa được nấu từ hạt thiên nhiên (thay vì sữa bò) tại Sài Gòn. Chị Thư được biết đến ngày càng rộng rãi hơn nhờ chuyến đi xuyên Việt bằng xe đạp hồi tháng 10 vừa qua.

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu" ảnh 1
Chị Châu Anh Thư trong hành trình xuyên Việt tháng Mười mới đây.

Để làm được một “cơ ngơi” riêng cho mình mà không đầu quân cho bất kì công ty nào cũng cần rất nhiều dũng cảm, vì phải chịu nhiều áp lực từ bạn bè lẫn gia đình. Khi nghe ba mẹ ngăn cản, “nhiều lúc mình cũng cảm thấy tổn thương, cũng thấy buồn. Mỗi lần buồn, Đỹn cứ im lặng, không cãi, không phủ nhận.

Năm 2016, những chuyến đi của mình được lên báo rầm rộ, mình cũng không nói với ba mẹ, nhưng ba mẹ biết khi chú bảo vệ đưa bài báo cho ba để thông báo. Từ đó, ba mẹ không chính thức cho phép, nhưng mình cũng tự cảm thấy là ba mẹ tự hào. Tết vừa rồi là ba Đỹn công nhận là mình đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình là đã tốt nghiệp đại học, công nhận là đã dám làm gì đó khác.

Tuy nhiên, ba cũng chưa ủng hộ mình hoàn toàn đâu, vì vẫn còn tồn tại câu hỏi: “Tại sao không đi làm công ty đi?”, để có một bề ngoài pro hơn, chuyên nghiệp hơn, kinh tế ổn định hơn.

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu" ảnh 2

Áp lực đến không chỉ từ gia đình mà còn từ bạn bè nữa. Trước giờ, mình chỉ làm cộng tác viên cho các công ty thôi chứ không làm nhân viên chính thức, và gắn bó với Sữa Xanh 4 năm đại học. Mình đã đấu tranh tâm lý rất nhiều, vì bạn bè của mình đi làm nhiều tập đoàn lớn, có những cơ hội đến, thì về bản thân mình, mình cũng rất cân nhắc.”.

Rồi chị Thư đi gặp một cô trưởng phòng có thâm niêm 30 năm trong một công ty đa quốc gia để tâm sự về những suy nghĩ của mình. Cô chia sẻ trăn trở của bản thân: “Khi con vào công ty, con có xác định được con làm bao nhiêu năm là đủ? Giờ cô rất muốn khởi nghiệp nhưng không đủ dũng cảm, vì có quá nhiều rủi ro”.

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu" ảnh 3

Chị Thư kể, nhiều người làm công ty đa quốc gia rồi nhưng vẫn bỏ ngang: có một anh làm công ty startup về yoga, được Vinamilk đề nghị vào làm nhưng từ chối. “Những anh chị thật sự giỏi thì vẫn quay về, xây dựng cái gì đó của riêng mình. Sau rất nhiều sự đấu tranh tư tưởng, giờ mình mới chắc chắn về việc đó, vì mình có mục tiêu rồi, thì mình phải làm thôi chứ không làm công ty được.

Mẹ mình mơ có được một căn nhà. Mục tiêu trong hai năm tới của mình là sẽ phụ tiền xây nhà, mà vẫn đảm bảo được còn tiền dư để ba mẹ chữa bệnh khi về già. Thế nên mình phải đi theo con đường của mình để tự lập về tài chính hơn”.

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu" ảnh 4

Chị Anh Thư khuyên mỗi người hãy sống vì mình: “Chị hiểu tại sao ba mẹ nghĩ như vậy, nhưng cũng ý thức là chị sống có một lần thôi, nên không thể sống vì ba mẹ được. Ba mẹ vì sinh ra chị nên quên đi ước mơ, có xu hướng khi con lớn thì phải nghe theo lời mình, báo đáp. Từ xưa đến giờ đã vậy rồi nên nó tạo thành một chu kỳ. Đỹn không muốn nó thành chu kỳ, muốn ngay từ thời kỳ của Đỹn là cắt đứt nó đi, con Đỹn sẽ không bị như vậy nữa”.

Cô gái start-up 23 tuổi chia sẻ góc nhìn mới về hai từ "báo hiếu" ảnh 5
"Đỹn muốn ngay từ thời kỳ của Đỹn là cắt đứt chu kỳ ấy đi, con Đỹn sẽ không bị như vậy nữa".

Những chuyện Đỹn làm cũng là cách để báo hiếu, như chuyện kiếm tiền phụ xây nhà cho mẹ. Biểu hiện giống nhau nhưng mindset (tư duy) khác nhau: chủ động kiếm tiền để báo hiếu với ba mẹ chứ không phải là chịu đựng một việc mình không thích.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm