Cơ thể hoàn toàn không thích những hành động này đâu, học cách lờ đi nhé!

Cơ thể hoàn toàn không thích những hành động này đâu, học cách lờ đi nhé!
HHT - Có nhiều hành động chúng mình cứ nghĩ là nó quá đơn giản và bình thường, nhưng hoá ra, nó tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ hơn bạn nghĩ nhiều đấy!

Đừng giật phần da ở cạnh móng tay

Chính là chỗ da bị tước ra cạnh móng tay mà chúng ta hay gọi là xước măng-rô đấy! Phần da đó sờ vào rất khó chịu và chắc chắn bạn nào cũng chỉ muốn giật phéng nó ra thôi đúng không nào?

Nhưng thử đi, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy đau thấu trời xanh cho coi. Tốt nhất là đừng cắn, nhai hoặc giựt nó ra vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết rách, khiến móng tay của bạn sưng tấy, gây đau vài ngày. Thay vào đó, bạn hãy dùng kìm cắt móng tay để tỉa phần da này, sau đó bôi thuốc sát trùng betadine.

Cơ thể hoàn toàn không thích những hành động này đâu, học cách lờ đi nhé! ảnh 1

Đừng gãi vết muỗi cắn

Khi muỗi đốt bạn, nó sẽ khiến da bạn nổi một cục u ngứa chịu không nổi. Tuy vậy, bạn đừng gãi. Những lượt gãi đầu tiên có thể khiến bạn rất khoái chí nhưng vết cắn sẽ trầm trọng hơn. Hành động gãi có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm vết thương càng sưng to, ngứa và lâu lành. Bạn có thể thoa vaseline thuốc mỡ trị các vết cắn của côn trùng. Loại thuốc này rất nên có trong tủ thuốc gia đình nhà bạn.

Đừng dụi mắt

Khi mắt mệt mỏi muốn sụp xuống, bạn thường lấy tay dụi mắt. Nhưng lớp da quanh mắt rất mỏng (chỉ khoảng 0,05 mm), vì thế việc chà xát sẽ làm trầy xước các mạch máu, khiến cho quầng mắt càng thâm hơn. Hơn nữa, tay bẩn sẽ truyền vi trùng và vi khuẩn vào mắt, dễ gây các bệnh về mắt.

Cơ thể hoàn toàn không thích những hành động này đâu, học cách lờ đi nhé! ảnh 2

Đừng cào sơn móng tay

Khi thấy sơn móng tay bị bong tróc, chắc chắn bạn sẽ muốn cào cho ra hết lớp sơn còn lại. Việc này vô tình làm tróc lớp bề mặt của móng tay, khiến móng tay bị yếu, mỏng và dễ gãy. Cách tốt nhất là dùng nước tẩy sơn móng tay, loại không chứa acetone ấy nhé!

Đừng bóp vỡ chỗ da bị phồng do bỏng

Việc này sẽ làm cho da bị rách toác, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong trường hợp cực chẳng đã, hãy làm như sau:

- Rửa tay và vết phồng bằng xà bông và nước.

- Dùng tăm bông tẩm thuốc sát trùng lau khô vết phồng.

- Dùng một cây kim đã qua khử trùng, đâm nhiều chỗ ở mép viền của vết phồng.

- Chờ cho vết phồng xẹp xuống và khô lại, nhưng vẫn để nguyên lớp da bên trên.

- Thoa thuốc mỡ và băng lại. 

Cơ thể hoàn toàn không thích những hành động này đâu, học cách lờ đi nhé! ảnh 3

Đừng giật lớp da đóng vẩy

Nếu bạn bị tróc da và vết thương đang lành lại, hình thành một lớp vẩy thì đây chính là lớp bảo vệ cho vi trùng khỏi xâm nhập, làm hỏng quá trình tái tạo da bên dưới. Đừng ngứa tay mà cậy lớp vẩy này, vì da bạn sẽ bị tróc lần nữa và phải mất nhiều thời gian hơn để lành, thậm chí là để lại sẹo. Vì vậy, tốt nhất là bạn cứ để mặc lớp vẩy hoàn thành nhiệm vụ của nó và tự bung ra thôi nhé!

HOÀNG AN 

Theo READER'S DIGEST
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đừng xem thường những nỗ lực nhỏ, chúng có thể biến đổi ta trong nghịch cảnh

Đừng xem thường những nỗ lực nhỏ, chúng có thể biến đổi ta trong nghịch cảnh

HHT - Dù bạn đang đi con đường nào, nếu muốn cảm nhận được hạnh phúc thật sự, thì phải nắm giữ hai chiếc chìa khóa quan trọng, chính là sự nỗ lực và tích cực. Nói đúng hơn, kiên trì theo đuổi mục tiêu với tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn gìn giữ được sự yêu đời trong mọi khó khăn, thử thách.
Những mẹo tâm lý giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn, làm gì cũng suôn sẻ

Những mẹo tâm lý giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn, làm gì cũng suôn sẻ

HHT - Bản chất của con người được cấu thành từ năng lượng và những suy nghĩ cốt lõi. Mỗi hành động và cảm xúc đều ảnh hưởng đến tâm lý của một người, vì vậy khi thay đổi góc nhìn và suy nghĩ, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội tốt hơn, từ đó đạt được những điều mà mình mong muốn.
Người thực sự khôn ngoan sẽ không mất thời gian để giải thích về bản thân

Người thực sự khôn ngoan sẽ không mất thời gian để giải thích về bản thân

HHT - Nhu cầu giải thích về bản thân quá nhiều có thể xuất phát từ những bất an và nhu cầu được chấp nhận. Điều này về lâu dài sẽ tạo thành thói quen xấu là làm gì cũng sợ bị đánh giá, phải trình bày hoặc giải thích dài dòng, đôi khi kể lể gây mất thời gian. Cứ như vậy chúng ta khó tìm thấy bình yên và sự tự tin để hoàn thành công việc và tận hưởng cuộc sống.