Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác?

HHT - Tiêm vắc-xin COVID-19 là điều được rất nhiều người mong chờ để mau chóng trở lại cuộc sống bình thường. Người được tiêm vắc-xin tất nhiên sẽ phòng chống được bệnh, nhưng có một điều mà nhiều người cũng thắc mắc, đó là nếu một người đã tiêm vắc-xin rồi mà nhiễm SARS-CoV-2, tức là mang virus trong người, thì liệu người đó có còn khả năng lây cho những người mà họ tiếp xúc không?

Nhiều nước trên thế giới đã triển khai việc tiêm vắc-xin COVID-19 từ vài tháng nay. Các loại vắc-xin hiện đã được một số nước duyệt sử dụng như Pfizer/ BioNTech, Moderna, AstraZeneca (loại vừa được nhập về Việt Nam)... đều đã chứng minh là chúng rất hiệu quả trong việc chống COVID-19, giảm số ca bệnh nhập viện và tử vong.

Nhưng có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là: Khi đã được tiêm vắc-xin thì một người sẽ giảm nguy cơ mắc COVID-19, nhưng nếu họ vẫn nhiễm virus và mang virus trong người, thì liệu họ có truyền bệnh cho những người chưa được tiêm mà tiếp xúc với họ không? 

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 1

Hàn Quốc cũng đang chuyển vắc-xin AstraZeneca đến các cơ sở y tế, chuẩn bị thực hiện tiêm chủng. Ảnh: Reuters.

Giả định là một người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 rồi vẫn nhiễm virus corona mới (do họ tiếp xúc với người bệnh chẳng hạn). Do đã tiêm vắc-xin nên khả năng lớn là người này sẽ không có triệu chứng gì cả, hoặc rất nhẹ, ở mức không đáng kể. Nhưng vì họ vẫn có virus trong người, thì khả năng lây nhiễm của họ là thế nào?

Trong trường hợp này, thực ra, vắc-xin vẫn rất có ích với bản thân người đó và tiếp tục bảo vệ cả những người xung quanh, theo các nghiên cứu tính đến nay. Đó là vì một yếu tố quan trọng: Lượng virus trong mũi và cổ họng người mang virus. 

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 2

Các y tá tham gia buổi diễn tập tiêm phòng vắc-xin COVID-19 tại một cơ sở y tế ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kim Hong-Ji/ Pool/ Reuters.

Trước hết, chúng ta cần nhìn vào thực tế: Không phải ai nhiễm COVID-19 cũng có tỷ lệ lây cho người khác ngang nhau. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học nổi tiếng The Lancet khẳng định, một người mang lượng virus càng nhiều trong cơ thể thì càng dễ phát bệnh nặng hơn. Đồng thời, số virus mà họ "thả" vào không khí (qua việc thở, ho...) cũng nhiều hơn. Do đó, họ có thể lây bệnh cho nhiều người khác hơn.

Mà vắc-xin thì có tác động tuyệt vời thế này đối với người đã tiêm: Vắc-xin sẽ làm giảm đáng kể lượng virus trong mũi và cổ họng, cũng như trong cơ thể người đó (nếu họ chẳng may vẫn nhiễm SARS-CoV-2). Có nghiên cứu cho rằng lượng virus đó sẽ giảm đến 4 lần (so với trường hợp người bị nhiễm chưa tiêm vắc-xin). Vì mang lượng virus ít, nên họ cũng ít có khả năng lây cho người khác hơn. Mà nếu họ có lây cho người khác, thì người bị lây cũng ít có nguy cơ bị bệnh nặng, do chỉ "nhận" ít virus thôi.

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 3

Việc tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ chính người được tiêm, mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh họ. Ảnh: Business Today.

Tóm lại là, vắc-xin không chỉ giữ an toàn cho người được tiêm, mà còn giúp những người xung quanh họ cũng an toàn hơn nữa. Chẳng hạn, khi nhân viên y tế được tiêm vắc-xin thì không chỉ bản thân họ ít có nguy cơ mắc bệnh, mà nếu chẳng may họ vẫn nhiễm SARS-CoV-2 và mang virus trong người, thì nguy cơ họ lây cho các bệnh nhân khác hoặc cho gia đình họ cũng giảm đi.

Dù sao, tất nhiên là những biện pháp phòng bệnh thông thường như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… vẫn là rất cần thiết để chống COVID-19, cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
Vụ 4,9 triệu đồng tiền taxi, xe ôm: Bé gái đang nằm viện được điều trị miễn phí
HHT - Liên quan đến vụ tài xế taxi “chặt chém” gia đình một bé gái 13 tuổi từ Lào Cai khi xuống Hà Nội chữa bệnh đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trong diễn biến mới nhất, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương xác nhận bé gái hiện đang được điều trị hoàn toàn miễn phí nhờ sự chung tay hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh viện và các nhà hảo tâm.

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.