Dịch sốt xuất huyết tăng cao, lưu ý ngay những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao, bệnh nhân đã phân bố 30/30 quận, huyện, thị xã trong địa bàn thành phố. Phòng tránh và nhận biết các dấu hiệu của sốt xuất huyết từ sớm sẽ giúp giảm nguy hiểm cho người bệnh.

Diễn biến phức tạp nhưng người dân vẫn chủ quan

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 25/8 đến 31/8, thành phố ghi nhận 1.129 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 73 ca so với tuần trước đó). Như vậy, từ đầu năm đến nay, có tổng 6.693 ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại Hà Nội, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Theo báo Lao Động, CDC Hà Nội cho biết qua kiểm tra, giám sát trong tuần qua, một số ổ dịch diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân. Hiện thành phố còn nhiều ổ dịch bùng phát dai dẳng do chưa xử lý dập dịch tốt ngay từ đầu, người dân vẫn còn chủ quan, lơ là. Tình hình dịch sốt xuất huyết dự báo sẽ còn tiếp tục diễn ra phức tạp trong các tuần tới nếu không giải quyết dứt điểm.

Dịch sốt xuất huyết tăng cao, lưu ý ngay những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ảnh 1

Ảnh: Freepik

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Một số triệu chứng cảnh báo sốt xuất huyết ở cấp độ nhẹ có thể nhận biết như sau:

- Sốt cao, đôi khi lên đến 40,5 độ C: Khi bệnh mới khởi phát, sốt thường kéo dài từ 4 - 7 ngày từ khi bị muỗi truyền bệnh.

- Đau đầu nghiêm trọng, đau khớp, đau cơ.

- Đau phía sau mắt.

- Nôn, buồn nôn.

- Mệt mỏi, khó thở, thở gấp, tay chân lạnh.

- Phát ban: Triệu chứng phát ban có thể xuất hiện sau 3 - 4 ngày kể từ khi bắt đầu sốt, thuyên giảm sau 1 - 2 ngày, nhưng có thể bị nổi ban lại vào ngày sau đó.

Khi cấp độ nặng hơn, người bệnh có thể bị tổn thương các mạch máu, mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu, dưới da, gây bầm tím. Khi có các triệu chứng này, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong, cần điều trị khẩn cấp.

Mức độ nặng nhất là sốc sốt xuất huyết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm chia sẻ trên báo VOV: "Sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo như đau, triệu chứng nặng thì chúng ta phải cho nhập viện và trong số sốt xuất huyết dengue nhập viện, thoát dịch, thậm chí bệnh nhân sốc do thoát dịch, phải nhập viện cấp cứu, chống sốc bù dịch đúng để cứu sống bệnh nhân".

Dịch sốt xuất huyết tăng cao, lưu ý ngay những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ảnh 2

Ảnh: Freepik

Biện pháp phòng tránh

Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn đốt người bệnh truyền cho người lành. Vì thế, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy ở môi trường xung quanh.

Phòng tránh tại nhà, mỗi gia đình nên tìm và loại bỏ những nơi muỗi có thể đẻ trứng, trú ẩn, như đậy các vật dụng chứa nước khi không sử dụng

Để tránh muỗi đốt, bạn nên mặc áo quần áo dài tay, buông màn ngủ kể cả ban ngày, dùng bình xịt muỗi, kem/ hương đuổi muỗi...

Nên phối hợp tích cực với cán bộ y tế trong các đợt diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng, các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ là sốt xuất huyết, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay để khám, nhận chẩn đoán và được tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh tại nhà.

Dịch sốt xuất huyết tăng cao, lưu ý ngay những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
Các bạn nhỏ tự hào tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc
3 ngày tham gia Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc tại tỉnh Điện Biên là niềm vinh dự to lớn của mỗi đại biểu thiếu nhi. Được tới thăm những địa danh, gặp gỡ những nhân chứng làm nên lịch sử hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang lại cảm xúc không thể nào quên với các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm