Đừng gọi 2020 là năm tồi tệ nhất, con người từng trải qua những năm kinh hoàng hơn nhiều

HHT - Do đại dịch kéo dài nên nhiều người vội gọi 2020 là năm tồi tệ nhất từ xưa đến nay. Nhưng đấy là người ta tính chưa đủ “xưa” thôi, chứ hóa ra con người đã từng trải qua những năm khủng khiếp hơn nhiều.

Năm 2020 hẳn sẽ còn được nhắc đến trong nhiều năm tới nữa và có lẽ cũng sẽ được ghi vào lịch sử. Tuy nhiên, để đưa ra một năm khủng khiếp nhất thì người ta có không ít lựa chọn đâu:

Năm 1349, Cái Chết Đen đã giết một nửa dân số châu Âu.

Năm 1520, bệnh đậu mùa tàn phá các nước châu Mỹ và giết 60-90% người dân bản địa.

Năm 1918, đại dịch cúm khiến hơn 50 triệu người chết.

Rồi Chiến tranh Thế giới cũng là một điểm đen tối trong lịch sử loài người.

Còn năm 2020, đại dịch vẫn chưa kết thúc…

Đừng gọi 2020 là năm tồi tệ nhất, con người từng trải qua những năm kinh hoàng hơn nhiều ảnh 1

Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều người gọi 2020 là năm tồi tệ nhất lịch sử.

Tuy nhiên, các nhà sử học cùng thống nhất ở một lựa chọn về “danh hiệu” năm kinh hoàng nhất lịch sử: Năm 536.

Đó không chỉ là “năm kinh hoàng nhất”, mà còn mở đầu cho một trong những thời kỳ tồi tệ nhất, nhiều người gọi là “sống không bằng chết”. Năm đó bắt đầu với một màn sương dày đặc, không thể giải thích, bao trùm khắp thế giới, nhấn chìm châu Âu, Trung Đông và nhiều phần của châu Á vào bóng tối 24h/ngày. Và trong suốt gần 2 năm liền!

Cho nên, hồi đó chẳng ai lo Trái Đất nóng lên như bây giờ, bởi vì màn sương bí ẩn kia làm cho nhiệt độ toàn cầu tụt xuống, khiến thời điểm đó trở thành thập kỷ lạnh nhất trong hơn 2.000 năm. Các vụ mùa thất bát, nạn đói hoành hành ở nhiều nơi.

Đừng gọi 2020 là năm tồi tệ nhất, con người từng trải qua những năm kinh hoàng hơn nhiều ảnh 2

Hình ảnh minh họa sự tăm tối của Trái Đất vào năm 536.

Thật không may, năm 536 chỉ là khúc dạo đầu cho tình trạng khốn khổ của loài người. Năm 541, bệnh dịch hạch thể hạch dẫn tới cái chết của gần 100 triệu người nữa.

Mãi đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới khám phá ra rằng, vụ phun trào núi lửa ở Aixlen vào đầu năm 536 dẫn tới lượng tro bụi lớn khủng khiếp tràn khắp thế giới, tạo ra màn sương chết chóc đó.

Đừng gọi 2020 là năm tồi tệ nhất, con người từng trải qua những năm kinh hoàng hơn nhiều ảnh 3

Màn sương bí ẩn được cho là do tro bụi núi lửa, khiến thế giới trông như trong Ngày Tận Thế.

Trong thế giới hiện đại, mỗi khi có vấn đề gì đó xảy ra thì con người hay có xu hướng gọi thời điểm đó là “tồi tệ nhất”. Nhưng nhìn ngược lại thì loài người đã trải qua, và vượt qua nhiều thời kỳ khắc nghiệt hơn. Vậy mỗi khi có ý nghĩ tăm tối, bạn hãy nhớ lại năm 536 và thấy rằng mình còn rất may mắn khi không phải sống trong tăm tối thực sự suốt ngày, suốt năm nhé.

Đừng gọi 2020 là năm tồi tệ nhất, con người từng trải qua những năm kinh hoàng hơn nhiều ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Cán bộ Đoàn cần có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi bạn trẻ
Cán bộ Đoàn cần có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi bạn trẻ
HHT - "Cán bộ Đoàn phải là những người tiên phong, gương mẫu, đi đầu; có trách nhiệm thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, cống hiến trong mỗi bạn trẻ. Nếu ở đâu cán bộ Đoàn gương mẫu, nhiệt tình, hăng say hoạt động thì ở đó công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển và đoàn viên, thanh niên sẽ tham gia hoạt động Đoàn bằng nhu cầu tự thân”, anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chia sẻ tại chương trình đối thoại với ĐVTN cơ quan T.Ư Đoàn. 

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?