Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”?

Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”?
HHT - Vừa qua, một bài viết khẳng định học sinh trường chuyên hiện nay “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc” do bị đè nén bởi áp lực và kì vọng của gia đình đã làm dấy lên những phản ứng trái chiều.

Bạn nằm trong luồng ý kiến ủng hộ hay phản đối luận điểm này? Hãy lắng nghe chính những người trong cuộc chia sẻ về những áp lực thú vị của mình.

Tháo gỡ định kiến vô cớ về trường chuyên

Phần đầu bài viết “Bi kịch của học sinh trường chuyên” đề cập đến hiện tượng nhiều bạn đang trở thành những tài năng trống rỗng, “con sói” đơn độc khi bị ép buộc phải học trường chuyên, phải nằm trong tốp dẫn đầu của lớp... Nếu không phải là thần dân trường chuyên, nhiều bạn dễ đồng tình ngay với tác giả, nghĩ rằng trường chuyên chẳng khác gì trại huấn luyện “siêu căng (thẳng)” mà chỉ có hội mọt sách, não trạng phát triển khác người thường mới có thể theo học nổi. Có bạn còn bình luận: “Học nhiều vậy mà không trở nên “man man cô đơn” mới lạ”, “Áp lực học tập đè nặng khiến mỗi ngày đến trường trở thành một nỗi ám ảnh, vui nỗi gì?”…

Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”? ảnh 1

Bạn Nhật Tân (cựu học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: ““Bi kịch” lớn nhất của một học sinh trường chuyên là không thể quyết định hôm nay mình sẽ học hay ngủ, sẽ làm dự án nào và sẽ làm cùng ai, vì có quá nhiều người giỏi hơn mình sẵn sàng đưa tay giúp đỡ dù không quen biết, cũng như cơ hội luôn mở cửa một cách công bằng cho những ai có thực lực. Bạn có từng thấy một lớp có 40 người, tới khi tốt nghiệp phổ thông thì chỉ còn lại gần một nửa lớp vì những người kia đã có học bổng đi du học hết rồi?”.

Còn bạn Minh Tuấn (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) cho biết: “Mình không phủ nhận những áp lực mà học sinh chuyên phải gánh hay những thứ mà tụi mình phải đánh đổi. Nhưng nó là một cái giá xứng đáng với những gì tụi mình nhận được khi học ở đây. Mình thấy bạn bè mình không chỉ học giỏi mà còn cực kì năng động, có kĩ năng mềm rất tốt nhờ những hoạt động xã hội, đội nhóm do trường hoặc do chính các bạn ấy tổ chức. Thậm chí, nhiều CLB của trường mình như: CLB Báo chí và truyền thông, CLB Kịch tuyên truyền, CLB Giao lưu văn hóa các nước… còn được các bạn teen trường khác chọn làm hình mẫu lí tưởng để học hỏi trong việc tổ chức phong trào”.

Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”? ảnh 2

Ba mẹ có kinh nghiệm, đừng phủ nhận điều đó!

Vấn đề được đẩy lên đỉnh điểm khi bài viết khẳng định việc trở thành học sinh trường chuyên theo ý ba mẹ cũng là bạn đã đánh mất đi con người thật của mình, “khóa chặt những cảm xúc thật trong một chiếc lồng kính và ném chiếc chìa khóa đi vào tâm hồn mình đi”. Cách diễn đạt này vô tình vơ đũa cả nắm, biến mong muốn trở nên hoàn hảo trong mắt ba mẹ trở thành áp lực cực kì kinh khủng với nhiều bạn.

Có ngôi nhà nào đẹp mà không theo bất kì bản vẽ thiết kế nào chưa? Hay em bé nào mới sinh ra mà có thể tự đứng lên đi một mạch mà không cần qua các bước bò, trườn có người lớn dìu dắt? “Không phải tự nhiên ba mẹ muốn mình trở thành mẫu hình nào đó, mà định hướng đó được dựa trên những kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, quan trọng hơn hết là nền tảng của tình yêu thương của ba mẹ dành cho mình” - bạn Phương My (Q.Tân Bình) chia sẻ.

Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”? ảnh 3

Chẳng hạn như những sóng gió trong sự nghiệp giúp ba mẹ hiểu rõ quy luật đào thải thực tế của nhiều ngành nghề để tư vấn cho bạn tốt hơn so với những bài viết đậm tính chất tô hồng và quảng cáo từ các trang giới thiệu về trường, hay lượng thông tin vô cùng hạn chế và khô khan trong các cuốn cẩm nang tuyển sinh.

Ba mẹ thực tâm không bao giờ muốn gây áp lực cho chúng mình. Nếu chúng mình chủ động được trong việc học, biết cân bằng giữa điểm số và các hoạt động phong trào, biết tự tìm hiểu, khám phá về nghề nghiệp tương lai theo đúng đam mê của bản thân… thì chắc chắn ba mẹ sẽ tin tưởng nhiều hơn và trao quyền tự quyết định cho chúng ta. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy điều ba mẹ làm cho mình tuy rất tốt nhưng không phù hợp, ta vẫn có thể thu thập lý lẽ, dẫn chứng để củng cố cho ý kiến khác biệt của mình và chứng minh cho ba mẹ thấy mình đúng bằng những hành động tích cực cơ mà. Cách đây 5 năm, HHT từng đăng bài viết về một cô bạn đã thuyết phục ba mẹ cầm sổ đỏ nhà đi vay ngân hàng, hỗ trợ vốn để bạn ấy trồng hoa hồng trong nhà kính. Bạn ấy đã đưa ra một bản kế hoạch cụ thể, đủ sức thuyết phục để ba mẹ bạn ấy tin tưởng vào tầm nhìn của bạn.

Học sinh trường chuyên “tài năng nhưng trống rỗng, thành công nhưng đơn độc”? ảnh 4

Bạn T.Hoàng (trường Phổ thông Năng khiếu, Q.5, TP.HCM) nhớ lại: “Hồi cấp Hai, sức học của mình chỉ ở mức trung bình nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc vào trường chuyên, cứ học kiểu cưỡi ngựa xem hoa cho qua ngày. Một thời gian sau thì mình bị cuốn vào game, sức học càng ngày càng đi xuống. Khi đó, ba đã ra lệnh cấm túc bằng cách cắt internet, đăng kí cho mình học ôn luyện ở các trung tâm nhiều hơn, thậm chí còn đưa đón tận nơi đề phòng mình trốn học đi chơi game. Mình giận ba nhiều lắm, nhưng một hôm vô tình thấy ba lục đục dậy từ sớm để tải đề ôn thi, tìm hiểu các trường tốt nhất định hướng cho mình thì mình muốn khóc. Mình nhận ra ngoài mặt ba tỏ vẻ căng thẳng, khó tính vậy thôi nhưng trong lòng rất yêu thương con cái. Nhờ “bị ép” vậy mà nay mình mới được học trong môi trường tốt như hiện nay, chứ không thì giờ này chắc còn cắm đầu cày game ở một quán net”.

Ba mẹ là những người đặt niềm tin vào chúng ta khi bản thân chúng ta còn chưa tìm được sự tự tin vào bản thân. Đó là điều đáng trân trọng. Tất nhiên cần có sự điều hòa để sự tin tưởng không trở thành kỳ vọng thiếu thực tế, từ đó gây ra áp lực tiêu cực thay vì động lực phấn đấu. Bởi vậy, mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái cần đến những nỗ lực từ cả hai chiều để có thể kết nối yêu thương thành công và hiệu quả.

THIÊN NAM

MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?