Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt?

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt?
HHT - "Hãy nói về một tin tức gần đây mà em quan tâm". Đó là một câu hỏi hay gặp nhất trong kì thi vào cấp 3 dành cho học sinh Nhật Bản.

Theo thống kê gần nhất, toàn nước Nhật hiện có 4.897 trường cấp 3, trong đó có 3.559 trường công lập, 1.323 trường tư lập và 15 trường quốc lập. Tuy nhiên đứng trước thách thức lớn về già hoá dân số và sau khi sự kiện phá sản Lehman Brothers (sự kiện phá sản ngân hàng Mỹ năm 2008 đã dẫn đến một cuộc suy thoái đáng kể của nền kinh tế Nhật Bản), số lượng học sinh học các trường tư thục đã giảm mạnh và tỉ lệ cạnh tranh cũng đã giảm 1,5 lần.  

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt? ảnh 1
Dân số già hóa gây tác động đến cả hệ thống giáo dục Nhật Bản. (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng - Lạc Fanpage)

Học sinh Nhật Bản hầu hết được tự quyết định trường cấp 3 của mình

Vốn coi trọng quyền tự do cá nhân, học sinh Nhật Bản từ nhỏ đã được rèn luyện mọi mặt từ tri thức đến nghệ thuật, đặc biệt là thể thao rất sôi nổi. Mỗi một học sinh sẽ định hướng rõ từ đầu có học cấp 3 hay không, học xong cấp 3 sẽ đi làm luôn hay học tiếp lên cấp bậc cao hơn. Vì không phải là giáo dục bắt buộc, nên nếu muốn học tiếp thì phải đăng kí dự tuyển. Tuỳ vào mục tiêu và kinh tế của gia đình, các sĩ tử sẽ đăng kí vào trường công lập hay quốc lập.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, tầng lớp thượng lưu tại Nhật vẫn giữ nguyên quan điểm muốn cho con mình vào trường Top nhưng tầng lớp trung lưu lại ưu ái các trường tư hơn. Sự cạnh tranh gắt gao của việc tìm kiếm việc làm tại Nhật đòi hỏi người lao động phải nâng cao kĩ năng ngoại ngữ và kĩ năng mềm. Các bậc phụ huynh Nhật nhận định rằng trường tư sẽ có môi trường tốt hơn cho việc du học của con cái sau này. Ở Nhật, việc du học ngắn hạn 1-2 năm ở nước ngoài trong thời gian học đại học đang rất được ưa chuộng. 

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt? ảnh 2
Một nhóm học sinh trung học Nhật Bản đang chờ đợi tàu điện. (Nguồn ảnh: Instagram)

Mức học phí hợp lý đảm bảo mọi học sinh đều được đến trường

Điểm đáng lưu ý hơn nữa là theo thông tin mới công bố năm 2017, học sinh nước Nhật sẽ tham dự một kì thi chung là kì thi Center với những thay đổi chính bao gồm đánh giá 4 kỹ năng (đọc, nghe, nói, viết) bằng tiếng Anh, ngoài ra còn nhấn mạnh không chỉ "kiến thức và kỹ năng' mà còn "kỹ năng tư duy, phán đoán và biểu cảm". Trường tư thục lại rất linh hoạt trong việc thay đổi đề cương giảng dạy và chú trọng tiếng Anh.

Nhật Bản mới ra đạo luật mới miễn phí giáo dục mầm non và học phí các trường tiểu học, trung học hầu như không đáng kể. Tuy nhiên trước đây học phí tại các trường cấp 3 khá đắt, lên đến khoảng 90 đến 100 triệu đồng/năm với trường công quốc lập, và tăng gấp đôi đối với trường tư thục. Đây cũng là lý do lớn để học sinh Nhật chọn trường học cho mình.

Trong 5 năm trở lại đây, một đạo luật mới đã được xây dựng với việc học phí của học sinh sẽ được quyết định dựa trên tổng thu nhập một năm của người giám hộ, áp dụng trên tất cả các trường không phân biệt công hay tư lập nên học phí của mỗi học sinh không giống nhau, xoá bỏ gánh nặng kinh tế đối với những học sinh có gia cảnh khó khăn.

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt? ảnh 3
Học phí không còn là gánh nặng với học sinh kể từ khi Nhật Bản ra đạo luật mới. (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng - Lạc Fanpage)

Tuy nhiên với những học sinh có nguyện vọng tham gia khoá học thêm, mức chi phí lại khá đắt đỏ với khoảng 20 triệu đồng/tháng học trong thời gian nghỉ đông hay xuân. Tại khu vực Osaka, mỗi học sinh sẽ nhận lại 2 triệu đồng trợ cấp từ chính phủ. 

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt? ảnh 4
Tuỳ từng mục tiêu cá nhân mà học sinh Nhật Bản có lựa chọn học thêm hay không. (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng - Lạc Fanpage)

Bạn Bùi Huyền, người gốc Việt học ở Nhật từ tiểu học chia sẻ về thời điểm thi cấp 3 của mình, cô bạn cho biết mình không gặp áp lực gì cả: "Chúng mình đều phải tham gia thi với 5 môn Toán, Quốc Ngữ, Vật lý, Tiếng anh, Hoá học. Điểm bài thi phỏng vấn cũng rất quan trọng. Với các trường công bình thường thì chỉ lấy trong khoảng 200 đến 300 điểm còn trường tư tốt sẽ lấy trên 350 điểm".

Các câu hỏi cơ bản của cuộc phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh sẽ là: "Tại sao em lại thi vào trường? Học phí sẽ do ai chi trả? Sau khi vào trường có đi làm thêm không? Bộ môn thể thao ưa thích nhất là gì?".

Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất thời đi học của mình, Huyền hào hứng chia sẻ rằng khi mới chuyển vào trường, thầy cô còn xin cho người Việt Nam vào phiên dịch cho mình, hay học lớp ôn tập riêng để theo kịp với các bạn học sinh Nhật. "Thực sự mình rất thích đi học vì không chỉ học, chúng mình còn chơi rất nhiều môn thể thao và hoạt động ngoài giờ mà không có áp lực gì cả. Mỗi người đã chọn cho mình một con đường rồi nên cứ theo mục đích mà tiến tới thôi. Ví dụ như các bạn muốn theo con đường nghiên cứu chuyên nghiệp hay vào các công ty lớn thì sẽ tham gia vào những cuộc ganh đua lớn hơn".  

Kỳ thi vào THPT tại Nhật Bản có phải là một trận chiến khốc liệt? ảnh 5
Bùi Huyền xinh xắn trong trang phục kimono dành cho lễ trưởng thành của nữ sinh Nhật Bản. (Ảnh: NVCC)

Với người Nhật, việc tìm ra được ikigai (mục đích sống) và yarigai (công việc đam mê) rất được coi trọng. Chính vì vậy hầu như không có một áp lực từ bên ngoài nào gây ảnh hưởng đến bản thân mỗi học sinh, trừ khi áp lực chính mỗi người tự tạo ra. Học sinh Nhật Bản cũng thoải mái chọn trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng cũng như đôi khi là vì trường đó có câu lạc bộ ưa thích hay là buổi lễ tổng kết ấn tượng.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.