Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu?

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu?
HHT - Những ngày "đèn đỏ" sao nhiều vấn đề vậy nhỉ? Lại còn rắc rối với tụi vi-ô-lông ở chỗ "cô bé" nữa chứ! Bạn có những thắc mắc giống thế này không, cùng giải đáp nha!

Phòng mạch bác sĩ Tò Mò và Khôn Lớn

Mỗi khi đến kỳ “đèn đỏ”, mẹ thường nhắc tớ không nên gội đầu vì sẽ gây rụng tóc, dễ bị cảm lạnh… Có thật là như vậy không?

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu? ảnh 1

Thật ra, điều mẹ lo lắng và dặn dò bạn không phải là không có nguyên do. Khi bước vào kỳ nguyệt san, sức đề kháng của cơ thể sẽ kém hơn bình thường, vì thế khi tiếp xúc với nước lâu, để tóc ướt thì rất dễ nhiễm lạnh.

Cách giải quyết vô cùng đơn giản, bạn nên tắm gội bằng nước ấm, và nếu có thói quen tắm lâu thì những ngày này nên “cắt gọn” thời gian một chút. Dùng máy sấy tóc để tóc mau khô. Như vậy không những không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm bạn có cảm giác thoải mái, thư giãn hơn nữa đấy!

Còn về vấn đề rụng tóc thì chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng đâu nghen!

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu? ảnh 2

Vài ngày trước, tớ có dọn “vi-ô-lông” cho “cô bé”. Lúc vừa xong vẫn bình thường. Nhưng đến khi mọc “cỏ” trở lại thì xuất hiện hiện tượng mẩn ngứa kèm theo một vài mụn mủ ở lỗ chân lông. Tớ lo quá, không biết “cô bé” có bị làm sao không? Huhu.

Có thể bạn đã “lỡ tay” làm tổn thương lớp da vốn đã mỏng manh và nhạy cảm của “cô bé”, gây nhiễm trùng tại chỗ. Nhưng đừng lo lắng quá! Vì trường hợp của bạn chỉ là xây xát nhẹ, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đến bác sĩ để lấy thuốc thoa đúng cách trong vòng 5 - 7 ngày là ổn ngay thôi. Tuy nhiên, lần tới bạn nên cẩn thận và khéo léo hơn một chút nhé!

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu? ảnh 3

Thực tế, dọn sạch “viôlông” ở “vùng kín” cũng không mang lại nhiều lợi ích cho hội chị-em-bạn-dì đâu! Vì thế, khi cảm thấy viôlông quá “rậm rạp”, bạn chỉ cần “cắt tỉa” gọn gàng (khoảng 2 - 3 cm) là “chuẩn” rồi. Ngoài ra, có một vài lưu ý nhỏ trong trường hợp bắt buộc phải làm sạch viôlông ở “vùng tam giác”:

- Chọn “dụng cụ” tốt: Để “tẩy chay” được viôlông thì điều tối kị nhất là dùng nhầm lưỡi dao cùn. Điều này không chỉ khiến vùng da nhạy cảm dễ bị tổn thương, đau rát mà còn dẫn đến tình trạng lông mọc ngược và kích ứng da.

- Thay vào đó, hãy chọn một lưỡi dao sắc, bén và đừng quên thoa một chút kem dưỡng ẩm (hoặc kem cạo râu) để làm giảm ma sát và làm dịu da nha.

- Chọn đúng “thời điểm”: Đó là lúc bạn đang ngâm mình trong nước ấm, viôlông sẽ mềm và dày hơn, giúp bạn dễ dàng “dọn sạch” trong nháy mắt. Và quan trọng nhất vẫn là phải thật cẩn thận và tỉ mỉ, nhé!

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu? ảnh 4

Kiến ba khoang - những lưu ý khi bị “đột kích”

Mưa ẩm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều côn trùng, đặc biệt là loài kiến ba khoang. Chúng có thân hình thon dài, với các khoang đen - vàng xen kẽ, to hơn những loài kiến khác và thích ánh sáng xanh. Pederin - “nọc độc” của kiến ba khoang có độc tính gấp 12 - 15 lần rắn hổ mang. Vì vậy, nếu không biết cách xử lý khi bị loài kiến này cắn sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Nếu không may bị kiến ba khoang cắn, thoạt đầu có cảm giác ngứa râm ran. Ban đỏ và rát đỏ sẽ xuất hiện thành vệt/ mảng sau đó vài giờ, nặng hơn là bị sốt và nổi hạch những vùng lân cận. Vết thương hơi cộm, có mụn nước, hoặc mụn nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục và bỏng rát.

Lớp học giới tính: Có phải "đèn đỏ" thì không được gội đầu? ảnh 5

Khi bị “tấn công”, đầu tiên “nhận diện” thật nhanh tác nhân có phải là kiến ba khoang hay không. Bước tiếp theo, hãy thử áp dụng một vài cách “sơ cứu” sau:

- Rửa sạch chỗ vết thương bằng nước muối sinh lý, xà phòng để giảm bớt độc tính. Sau đó bôi hồ nước hoặc thuốc chuyên trị côn trùng đốt để làm dịu vết cắn.

- Tuyệt đối không đập, giết kiến khi thấy nó đậu trên cơ thể vì như vậy sẽ làm chất độc từ máu kiến dính vào da, gây dị ứng, làm tổn thương lan rộng và nhanh hơn. Thay vào đó, cứ thổi hoặc phủi nhẹ để “đá phăng” chúng đi là được rồi.

- Hạn chế gãi hay chà sát mạnh vùng da bị tổn thương.

- Nếu mụn mủ xuất hiện, có thể dùng các dung dịch màu xanh như methylen, milian, castellani bôi lên để làm khô sạch và sát khuẩn.

- Thấy vết thương trở nặng và bắt đầu chảy dịch, lập tức gõ cửa cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chữa trị.

RÙA TẼN TẼN

Trân trọng cám ơn bác sĩ Mạc Yến Thanh đã hiệu đính cho bài viết

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm