Hiện đã hết thời gian để thí sinh tự do tạo tài khoản đăng ký tuyển sinh trên hệ thống. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT nhận được phản ánh: Nhiều thí sinh tự do không đăng ký được nguyện vọng xét tuyển vì chưa tạo tài khoản. Để tạo điều kiện tốt nhất cho những thí sinh này, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ mở lại hệ thống đăng ký.Bộ GD&ĐT đề nghị:
- Các Sở Giáo dục đào tạo chỉ đạo các điểm tiếp nhận rà soát, tạo tài khoản cho thí sinh (tuyệt đối không để sót phiếu đăng ký).
- Các cơ sở Giáo dục đại học có thí sinh xét tuyển sớm rà soát thông báo cho thí sinh biết để tạo tài khoản và đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Còn đối với thí sinh, khi đăng ký lên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất theo mong muốn cũng như thực lực của các thí sinh. VÍ như thí sinh có thể trúng tuyển sớm tới 10 trường nhưng chỉ có thể vào học ở 1 ngành, 1 trường mà thôi. Những vị trí còn lại sẽ dành cho thí sinh khác. Đây là cách hệ thống lọc đi số lượng thí sinh ảo và dành vị trí cho các thí sinh khác xếp hàng sau.
(Ảnh minh hoạ từ Internet) |
Điểm cần nhấn mạnh tiếp theo là khi các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xong cần phải "kết thúc quy trình". Các thí sinh sử dụng nút "Hoàn thành" (summit) để hệ thống ghi nhận những điều chỉnh, thay đổi mà các thí sinh vừa thao tác. Nếu không, thí sinh sẽ lỡ đi cơ hội khi có sự thay đổi quyết định.
Do thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần nên các sĩ tử không nên chỉ chọn 1 nguyện vọng duy nhất. Trên thực tế, rủi ro này đã xảy ra ở những năm trước khi có những thí sinh rất tự tin có thể trúng tuyển, thậm chí đã trúng tuyển có điều kiện rồi. Tuy nhiên, thí sinh không nghiên cứu kỹ các điều kiện sơ tuyển nên khi hậu kiểm, đã dẫn tới những sơ suất không đáng có.
Cuối cùng, thí sinh nên đặt một số nguyện vọng và san đều ở những nhóm trường có mức độ cạnh tranh khác nhau. Các thí sinh không dồn tất cả nguyện vọng vào các trường top cao. Đây là có thể xem là "chiến thuật" để tăng độ hiệu quả và tỷ lệ trúng tuyển đại học.