Nam sinh khoe "bí kíp" không cần làm vẫn được 10 điểm kiểm tra online, dân mạng tranh cãi

0:00 / 0:00
0:00
HHT - "Mình không giỏi nhưng bạn mình giỏi" - nam sinh chia sẻ "bí kíp" giúp bản thân đạt điểm tối đa khiến cộng đồng mạng tranh cãi dữ dội về vấn đề gian lận thi cử.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các bạn học sinh phải chuyển sang hình thức học trực tuyến thay vì tới trường. Cũng từ đây bao câu chuyện học tập "dở khóc, dở cười" đã được lan truyền trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Từ chuyện vô tình bật nhầm mic hay camera, mạng lag đến các câu chuyện thi cử online.

Nếu như học trực tiếp, các bạn học sinh sẽ phải "toát mồ hôi hột" mỗi lần kiểm tra vì các giám thị coi thi vô cùng "gắt". Học sinh khó có thể gian lận trong quá trình thi cử. Tuy nhiên, khi học online lại khác, hội "nhất quỷ nhì ma" đã vận dụng đủ mọi chiêu trò của mình để gian lận.

Mới đây, một nam sinh đã chia sẻ quá trình làm bài thi online của mình với điểm 10 tối đa. Chuyện sẽ không có gì để nói nếu như đây là kết quả thực lực của bạn học sinh đó. Thay vào đó, nam sinh này khoe người bạn của mình đã làm hộ toàn bộ. Cậu bạn còn vô cùng tự hảo "mình không giỏi nhưng bạn mình giỏi".

Sau khi đăng tải bài viết nhanh chóng thu hút sự tương tác lớn của cư dân mạng. Một số bạn học sinh đã tag thêm bạn bè của mình vào nhắn nhủ phải áp dụng cách này cho lần kiểm tra sau. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến về việc làm như vậy là gian lận thi cử, ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá, xếp loại học lực thật của học sinh.

Nam sinh khoe "bí kíp" không cần làm vẫn được 10 điểm kiểm tra online, dân mạng tranh cãi ảnh 1

Đây cũng là một vấn đề nan giải mà nhiều thầy cô giáo lo lắng trong quá trình dạy và học trực tuyến.

Làm thế nào để giám sát học sinh làm bài sao cho chặt chẽ, nghiêm túc để đánh giá công bằng, khách quan? Học sinh có thể trao đổi bài, hỏi bài bạn, kể cả nhờ người người khác làm thay nên rất khó kiểm soát.

Đối với những môn Khoa học tự nhiên, giáo viên có thể cho mỗi học sinh một mã đề với thời gian cố định (15 phút, 45 phút, 50 phút) thì có thể hạn chế được phần nào sự gian lận của học sinh. Nhưng những môn Khoa học xã hội, để hạn chế học sinh sao chép trên mạng Internet là rất khó vì giáo viên phải kiểm tra kĩ lưỡng từng bài, rất mất thời gian.

Nam sinh khoe "bí kíp" không cần làm vẫn được 10 điểm kiểm tra online, dân mạng tranh cãi ảnh 2

Hình thức kiểm tra trực tuyến rất khó kiểm soát gian lận so với việc kiểm tra trực tiếp ở trên lớp. Một số ý kiến cho rằng các trường có thể cho học sinh kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thuyết trình, thực hành, ra đề mở, viết bài thu hoạch theo quá trình, làm các sản phẩm, dự án học tập phù hợp.

Cách kiểm tra vấn đáp trực tuyến dễ áp dụng với học sinh phổ thông, bởi tính khách quan, công bằng nhưng lại mất nhiều thời gian. Tuy vậy, hiện tại các bậc học đều tinh giản chương trình nên giáo viên sẽ có thêm thời gian cho việc kiểm tra vấn đáp. Nếu phải kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, giáo viên có thể yêu cầu học sinh phải mở camera và mic trong suốt quá trình làm bài để giám sát.

Nam sinh khoe "bí kíp" không cần làm vẫn được 10 điểm kiểm tra online, dân mạng tranh cãi ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?