NASA cảnh báo: “Sự mong manh” đáng sợ trong hệ thống đề phòng thiên thạch của Trái Đất

NASA cảnh báo: “Sự mong manh” đáng sợ trong hệ thống đề phòng thiên thạch của Trái Đất
HHT - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hệ thống quan sát thiên thạch của Trái Đất “có thể cho phép thiên thạch “cày” xuống hành tinh này mà chẳng có cảnh báo trước”.

Trong một cuộc hội thảo mới đây, Lindley Johnson, Chuyên gia Phòng vệ Hành tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), nói rằng khả năng nhận ra các thiên thạch lao từ vũ trụ vào Trái Đất là “rất giới hạn” thôi.

Những vật thể thật lớn thì dễ được quan sát thấy, nhưng những thiên thạch nhỏ có thể xuất hiện ngay ở đường chân trời rồi va chạm với Trái Đất ngay.

Chỉ mới đầu tháng này, một thiên thạch nhỏ gọi là 2018 LA đã được nhìn thấy chỉ vài giờ trước khi nó nổ ngay trên bầu trời Botswana. May là nó nhỏ nên không gây thiệt hại mấy. Nhưng nếu nó to hơn, thì khả năng hủy hoại của nó là không thể lường trước: Thiên thạch có thể xóa sạch nhiều thành phố, hoặc phá hủy trên phạm vi lục địa.

Hình ảnh một thiên thạch nổ trên bầu trời Botswana.

Lindley Johnson nói rằng NASA dùng các kính thiên văn trên mặt đất để quan sát bầu trời đêm. Như thế nghĩa là, nếu thiên thạch lao xuống từ phía Trái Đất đang là ban ngày, thì chúng ta sẽ gần như không thể nhìn thấy vì Mặt Trời quá sáng.

“Nếu vật thể đến gần Trái Đất từ phía đang là ban đêm…, thì dù nó có kích thước thế nào, khả năng chúng tôi nhận ra được nó cũng sẽ khá cao” - ông Johnson nói - “Còn điểm yếu của chúng ta là nếu thiên thạch đến gần Mặt Trời, rồi từ đó lao về mặt đang là ban ngày của Trái Đất, thì khả năng nhận ra chúng sẽ là rất giới hạn”.

Mà không cần một thiên thạch thật to mới có thể gây hại cho Trái Đất. Năm 2013, khi một thiên thạch với chiều rộng có 20m nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk (Nga), nó đã khiến 400 người bị thương, trong đó, hầu hết là do các mảnh kính bay tung tóe từ các cửa sổ bị vỡ do áp lực.

Năm 1908, 80 triệu cái cây bị gãy trên phạm vi hơn 2.000 km2 ở sâu trong vùng rừng Siberi, khi một thiên thạch có bề ngang khoảng 190m lao vào Trái Đất. Nếu nó lao vào khu vực có dân cư, thì nó đã giết chết hàng triệu người và san phẳng một thành phố.

Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm xem World Cup, vì NASA tin rằng hiện tại chưa có thiên thạch nào đang trên đường va chạm với hành tinh của chúng ta cả.

Theo METRO
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?