Người đàn ông ăn những món y như nhau suốt 15 năm để khỏi phải ra quyết định

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Để khỏi phải “đau đầu” đưa ra nhiều quyết định mỗi ngày, một người đàn ông đã ăn những món y như nhau và làm những việc cũng y như nhau mỗi ngày. Anh nói điều này khiến đầu óc anh rất thoải mái, sáng suốt.

Theo nghiên cứu thì mỗi ngày, một người có thể phải đưa ra đến 35.000 quyết định ngay cả khi họ không hề để ý. Chẳng hạn, có gấp chăn hay không, ăn sáng món gì, mặc đồ nào, nói gì… Trong một thế giới “ngập thông tin”, việc liên tục phải ra quyết định và lựa chọn có thể dẫn tới sự kiệt sức về tinh thần, từ đó lại ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, dẫn đến tính trì hoãn và những quyết định phi lý trí.

Để tránh tất cả những sự rườm rà rắc rối đó, anh Go Kita, 38 tuổi, ở Nhật Bản, làm việc trong ngành thông tin, đã duy trì lối sống “không quyết định” suốt 15 năm nay, theo kênh TBS của Nhật.

Anh Kita kể, khi anh mới đi làm vào 15 năm trước, anh thấy rất căng thẳng vì số quyết định mà anh phải đối diện mỗi ngày trong công việc. Vì vậy, anh quyết định sẽ giảm số lựa chọn trong cuộc sống cá nhân.

Người đàn ông ăn những món y như nhau suốt 15 năm để khỏi phải ra quyết định ảnh 1

Anh Go Kita hồi mới đi làm. Ảnh: QQ.

Suốt 15 năm qua, sáng nào anh Kita cũng ăn mỳ và các loại hạt, trưa nào cũng ăn ức gà, tối nào cũng ăn giá đỗ xào thịt heo. Anh cũng uống những loại thực phẩm chức năng y như nhau, mặc kiểu quần áo y như nhau, đi những đôi tất y như nhau mỗi ngày. Ngoài ra, những việc như cạo râu, giặt đồ, cắt móng tay… đều được lên lịch chặt chẽ và thực hiện lặp đi lặp lại.

Kita nói, bằng cách giảm số lựa chọn và quyết định trong cuộc sống cá nhân, anh thấy đầu óc nhẹ nhõm hơn, bản thân suy nghĩ sáng suốt hơn và đưa ra được những quyết định hiệu quả hơn trong công việc.

Người đàn ông ăn những món y như nhau suốt 15 năm để khỏi phải ra quyết định ảnh 2

Anh Kita ăn những món y như nhau mỗi ngày. Ảnh: QQ.

Phong cách sống của anh Kita có thể là nhàm chán, tẻ nhạt đối với một số người, nhưng rất nhiều cư dân mạng Nhật Bản - một đất nước đề cao tính kỷ luật - lại khen ngợi khả năng duy trì kỷ luật của anh Kita và coi anh là nguồn cảm hứng. Có người viết: “Có lẽ tôi cũng nên giảm số quyết định. Mỗi lần mua kem, tôi lại suy đi tính lại để chọn vị, cuối cùng cũng vẫn ăn vị quen thuộc. Đúng là phí thời gian”.

Ngoài ra, cũng có người gợi ý dùng một cách thức "nhẹ nhàng" hơn, là ghi nhật ký mỗi ngày về các lựa chọn/ quyết định của mình để biết cái nào đúng, cái nào sai, từ đó giúp quyết định hiệu quả và đúng đắn hơn.

Người đàn ông ăn những món y như nhau suốt 15 năm để khỏi phải ra quyết định ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Cô gái bị nhổ nhầm răng rồi "lắp" lại, dẫn đến kết cục đáng thương

Trung Quốc: Cô gái bị nhổ nhầm răng rồi "lắp" lại, dẫn đến kết cục đáng thương

HHT - Việc nhổ một chiếc răng khôn tưởng như bình thường lại trở nên rất bi thảm đổi với một cô gái ở Trung Quốc, khi mà nha sĩ đã nhổ nhầm một chiếc răng khác. Sau đó nha sĩ cố… lắp lại chiếc răng đã nhổ nhầm, lấy dây buộc nó lại, mà không dùng một chút thuốc gây tê nào. Việc này đã dẫn đến một kết cục thực sự đáng thương.
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong suốt 29 năm qua, gần 580 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tôn vinh đều là những tấm gương sáng và có những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến nổi bật trên các lĩnh vực cho đất nước, ghi đậm nét dấu ấn, trí tuệ, tài năng Việt Nam, tô thắm thêm lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc và ghi danh trên bản đồ thế giới.
Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

HHT - Một anh bảo vệ ở Trung Quốc - hay đúng hơn phải gọi anh là “cựu bảo vệ” - đang được nhắc đến như một tấm gương về sự kiên trì và quyết tâm. Anh đã chịu khó làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh - vì biết đây là trường đại học rất danh giá - để “nghe nhờ” các bài giảng và nhặt sách cũ của sinh viên để học, để rồi giờ đây anh trở thành luật sư - đúng nghề mà anh yêu thích.