Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn
HHT - Việt Nam cũng là một trong những nước hiếm hoi sản xuất được cafe chồn. Vì thế chẳng cần đi đâu xa, bạn cũng có thể thưởng thức món cafe sang chảnh ngon bậc nhất thế giới này.

Cafe chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cafe rất đặc biệt, được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cafe và cũng là loại đồ uống hiếm có và đắt đỏ nhất trên thế giới.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 1

“Kopi” trong tiếng Indonesia có nghĩa là cafe còn “Luwak” là tên một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia đồng thời là tên một loài chồn cư trú tại đây. Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài chồn này ăn quả cafe rồi thải ra.

Loài chồn là loại động vật có vú nhỏ sống phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cafe. Chồn luôn chọn những quả không bị lỗi, không chọn loại vẫn còn vàng vàng, trái còn cứng, cũng không chọn loại chín mềm rục để ăn, nên chính các chú chồn đã tự tuyển chọn loại cafe tốt nhất.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 2

Tây Nguyên cũng có một câu chuyện thú vị về lịch sử cafe chồn. Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp lần đầu tiên mang giống cafe du nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Ngày ấy, cafe còn hiếm lắm, người nông phu bị cấm sử dụng cafe thu hoạch được. Họ đành phải nhặt nhạnh những hạt cafe trong phân của con chồn mà các ông chủ người Pháp cho là đồ phế thải để chế biến thành loại thức uống bí mật của mình. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là loại cafe này lại có một hương vị đặc biệt, thơm ngon hơn so với cafe mà chủ đồn điền cho uống thử.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 3

Vì chồn hương không nuốt nguyên trái cafe mà nhằn bỏ vỏ, chỉ nuốt phần hạt bọc trong lớp cùi mỏng, nên cafe có lớp cùi càng dày, càng ngọt thì cơ may được Chồn chọn ăn càng cao. Lớp cùi của hạt cũng chính là thành phần kết hợp với những enzym trong bao tử chồn để lên men. Sau 4 đến 5 tiếng nằm trong dạ dày của loài chồn hương, phần hạt cafe bọc trong vỏ thóc bị thải ra ngoài dưới dạng phân – sau khi đã được lên men trong acid tiêu hóa ở dạ dày và được xúc tác biến đổi thành phần bởi các enzym tiêu hóa có trong ruột chồn.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 4

Hạt cafe phân chồn trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cafe giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn bởi lẽ protein làm cho cafe trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Các enzym tiêu hóa này cũng tác động đến cấu trúc hương làm mùi hương của cafe chồn đậm đà hơn và phảng phất mùi sôcôla. Những hạt cafe này cũng phải trải qua các quy chuẩn sản xuất nghiêm ngặt để tạo ra được thứ cafe hảo hạng và đắt đỏ nhất thế giới.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 5

Đến với mảnh đất Tây Nguyên, bạn sẽ có dịp được thưởng thức cafe chồn do chính người Tây Nguyên pha. Là những ly cafe sang chảnh bậc nhất thế giới, nhưng ở Tây Nguyên chúng trở nên thú vị hơn, khi được chứng kiến cách pha thủ công bằng phin, nhìn những giọt cafe đang chậm rãi rơi xuống và lắng nghe câu chuyện hành trình hình thành hạt cafe chồn - một chuyến hành trình kỳ thú mang đến cho du khách cảm giác như lạc vào một cuộc phiêu lưu đầy bí ẩn.

Nhân Lễ hội cafe 2019, đến Tây Nguyên vừa chơi đùa với chồn vừa thưởng thức cafe chồn ảnh 6

Một điều đặc biệt không thể bỏ qua khi ghé thăm các trang trại sản xuất cafe chồn là du khách sẽ có cơ hội được chơi đùa với những chú chồn hương đặc biệt. Những chú chồn đã được thuần hóa, rất hiền lành và sẽ không ngại ngần để du khách vuốt ve và đùa giỡn, đặc biệt có thể sản xuất hàng nghìn bức ảnh sống ảo với chú chồn ở giữa rừng Tây Nguyên nữa chứ.

Mỗi ly cafe chồn có giá không hề rẻ chút nào, cao hơn nhiều lần so với cafe truyền thống và cả cafe đá xay với rất nhiều topping đi kèm. Bạn sẽ mất khoảng 30 đô (khoảng 600.000 đồng) cho một ly cafe chồn. Còn nếu mua cafe rang sẵn thì có giá khoảng 1000 đô la/kg (khoảng 20 triệu đồng), riêng cafe chồn rang sẵn của Việt Nam có giá tới 3000 đô la/kg (khoảng 60 triệu đồng) do quy trình sản xuất phức tạp hơn và hoàn toàn thủ công với những con chồn được nuôi thả trong tự nhiên. Do đó, sản phẩm này hiện chưa dành để xuất khẩu mà chỉ bán ở số lượng nhất định theo đơn đặt hàng của các khách hàng VIP.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Báo nước ngoài nêu 9 nơi có cảnh đẹp nhất ở Việt Nam, nhất định nên ghé thăm

Báo nước ngoài nêu 9 nơi có cảnh đẹp nhất ở Việt Nam, nhất định nên ghé thăm

HHT - Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh và thu hút ngày càng đông du khách quốc tế trong những năm gần đây. Khi mùa du lịch tới, báo nước ngoài đã lên danh sách những địa điểm có cảnh đẹp nhất ở Việt Nam, nên tới ít nhất một lần, đảm bảo có ảnh đẹp tuyệt vời không cần chỉnh sửa.