Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chọn Quy Nhơn (Bình Định) là điểm dừng chân cho cột mốc đặc biệt - kỉ niệm 70 năm phát hành số báo đầu tiên (16/11/1953-16/11/2023), các cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền Phong đã cùng nhau trải qua nhiều hoạt động đáng nhớ.

Một trong những hoạt động để lại nhiều dấu ấn nhất phải kể đến hành trình chinh phục bờ biển tại Quy Nhơn của gần 100 Tiền Phong runner. Trước cả khi Mặt Trời ló rạng, toàn bộ các runner đã có mặt tại Quảng trường Chiến Thắng (TP. Quy Nhơn), hát vang Quốc ca đầy tự hào, khởi động cho cuộc thi. Nhận hiệu lệnh xuất phát của nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, gần 100 runner của báo Tiền Phong hào hứng sải bước trên đại lộ Xuân Diệu.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 1

"Biệt đội" Tiền Phong Runner được thành lập từ tháng 4/2022, ngày càng thu hút nhiều cán bộ, phóng viên và nhân viên của báo tham gia.

Giải chạy diễn ra trong dịp đặc biệt, nên cũng nhận được sự quan tâm và góp mặt của đông đảo cán bộ, phóng viên tới từ khắp mọi miền tổ quốc. Do đặc thù công việc, đây là lần đầu tiên các thành viên tụ hội đông đảo, chinh phục cự ly 7 km cung đường Xuân Diệu ven biển Quy Nhơn.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 2Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 3Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 4Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 5

Runner Nguyễn Văn Tư (chuyên viên Phòng Dự án truyền thông) là người cán đích đầu tiên và nhận tấm huy chương từ nhà báo Lê Xuân Sơn. Kế tiếp là nhà báo Tuấn Nguyễn (Văn phòng đại diện Tây Nguyên) và anh Phạm Anh Dũng (Phòng Mỹ thuật xuất bản) lần lượt về đích thứ hai và thứ ba.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 6Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 7

Ở mảng nữ, chị Nguyễn Ngọc Thu (Phòng Mỹ thuật xuất bản) về nhất, chị Cao Hạnh và một cán bộ khác của Phòng Mỹ thuật xuất bản hạng nhì. Hạng ba là phóng viên Tú Oanh.

Không quan trọng thời gian hoàn thành nhanh hay chậm, tất cả các Tiền Phong runner đều nỗ lực hoàn thành cự ly 7km, tận hưởng trọn vẹn cung đường đẹp như thơ ven bờ biển sáng sớm.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 8

Cũng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 tuổi của báo Tiền Phong, sau khi hoàn thành giải chạy, các cán bộ, nhân viên, phóng viên có chuyến ghé thăm Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Hoạt động có sự góp mặt của cả các nguyên Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong các thời kỳ; Tổng Biên tập Lê Xuân Sơn và các Phó Tổng biên tập: Vũ Tiến, Lê Minh Toản và Phùng Công Sưởng; cùng cán bộ, phóng viên và nhân viên, cộng tác viên báo Tiền Phong trên toàn quốc.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 9
Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 10
Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 11

Không chỉ được tham quan bảo tàng để tìm hiểu lịch sử một thời vẻ vang và nhìn ngắm các cổ vật, đoàn cán bộ, phóng viên và nhân viên báo Tiền Phong có dịp theo dõi màn múa roi, đi quyền và hiểu thêm hào khí của đất võ Bình Định.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 12Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 13Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 14

Phần biểu diễn nhạc võ cổ truyền chính thức bắt đầu sau 3 hồi trống trận Tây Sơn.

Võ cổ truyền Bình Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Anh Đặng Công Lập (cán bộ Bảo tàng Quang Trung) cho biết, trình diễn võ thuật là một trong những hoạt động thường xuyên dành cho du khách, các đoàn đại biểu đến tham quan Bảo tàng Quang Trung. Tham gia biểu diễn là các võ sinh đến từ nhiều "lò" trên địa bàn tỉnh; trong đó có nhiều võ sinh mới học lớp 1.

Năm 1953, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Đoàn Thanh niên Cứu quốc (tên khi đó của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) quyết tâm ra một tờ báo thay thế những tờ báo tiền thân lúc đó đã không còn xuất bản. Từ sự đóng góp của đoàn viên, thanh niên cả nước, ngày 16/11/1953, báo Tiền Phong ra số đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc. Ngày 16/11/2023, báo Tiền Phong kỷ niệm 70 năm ngày bắt đầu lịch sử vẻ vang của mình.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ảnh 15
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

“Siêu lốc xoáy” xảy ra ở Quảng Châu (Trung Quốc), sức tàn phá khó tưởng tượng

“Siêu lốc xoáy” xảy ra ở Quảng Châu (Trung Quốc), sức tàn phá khó tưởng tượng

HHT - Trận lốc xoáy cực lớn mà nhiều tờ báo gọi là “siêu lốc xoáy” ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và của. Những hình ảnh về hậu quả của trận lốc xoáy này khiến nhiều người rất sốc vì bình thường, lốc xoáy không tàn phá trên diện rộng như vậy.
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).