Vì sao nói từ chối lại khiến bạn có cảm giác tội lỗi?
Yên tâm đi, bạn không một mình. Nhiều lúc chúng ta ngại từ chối là vì thật lòng muốn giúp đỡ, muốn đáp ứng người khác nhưng lại quên rằng nguồn lực của mình có giới hạn: Thời gian, sức lực và điều kiện của bạn chắc chắn không phải là cái giếng không đáy.
Bạn luôn hào hứng nhận lời do không nhớ rằng nguồn lực bản thân có giới hạn. |
Trong một vài trường hợp, đặc biệt là trong công việc, chúng ta ngại từ chối cũng là vì sợ bị đánh giá thấp năng lực, sợ bản thân mình lộ ra kém cỏi, thế là ôm hết vào người.
Nhưng thật ra từ chối mang lại cho bạn một kho báu to lớn
Từ chối là cách mà bạn đối xử tốt với bản thân, lắng nghe và tôn trọng ý muốn của bản thân. Đôi lúc biết nói lời từ chối mang lại cho bạn rất nhiều điều:
Từ chối cho bạn thêm thời gian, không gian để tập trung. |
- Cho bản thân không gian, thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng.
- Chỉ tham gia vào các hoạt động, các lựa chọn có liên quan đến mục tiêu bản thân.
- Có ranh giới với những người thân yêu và bạn bè sẽ khiến bạn có một cuộc sống thư giãn hơn rất nhiều.
Những lúc phân vân, hãy quan sát những dấu hiệu này:
Có lúc chúng ta bị tình cảm và sự cả nể trói buộc nên không nỡ từ chối. Nhưng bạn lại cảm thấy thật sự không thoải mái nếu nhận lời. Vì vậy đây là những dấu hiệu để bạn nhận ra mình nên nói “Không!”.
Có 5 dấu hiệu nhận ra đây là lúc phải nói lời từ chối. |
1. Nếu đồng ý việc này có làm mình mất thời gian và mất tập trung vào một việc quan trọng hơn đối với mình vào lúc này không?
2. Những việc được nhờ này có liên quan đến mục tiêu bản thân, giá trị bản thân không?
3. Nhận lời việc này có khiến mình kiệt sức hoặc mất rất nhiều năng lượng hay không?
4. Nói đồng ý có thật sự khiến bản thân thanh thản mình hay không? Hay sau đó lại là hối tiếc?
5. Trong quá khứ có lần nào mình nhận lời, sau đó cảm thấy rất hối hận hay không?