"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong cơn bão nhiễu loạn thông tin hướng nghiệp, tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chọn bằng cấp hay chọn việc làm” với khách mời là các chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhà giáo dục đã phần nào giải quyết bài toán này cho các bạn học sinh.

Tọa đàm có sự tham gia của bà Ngô Thị Ngọc Lan - Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search, thầy Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng FPT Polytechnic, anh Phùng Thái Học - Chủ quán Trà đá, admin "Tâm sự con sen", Founder & CEO TAT Academy và Duy Muối - CEO & Founder DC Media.

Người học là người tạo ra giá trị cho bằng cấp

Đại diện cho những bạn trẻ hướng tới có công việc tốt và đáp ứng nhu cầu xã hội, thầy Vũ Chí Thành cho rằng: “Mỗi người đều có ước mơ và mong muốn được học tại những ngôi trường và có được tấm bằng danh giá. Thực tế thì không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ đó, chính vì vậy, ước mơ đó cần được xác định xem có đúng với đam mê của bản thân và liệu mình có năng lực để theo đuổi đam mê đó hay không?”.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 1

Theo thầy Thành, người học sẽ đem lại giá trị cho tấm bằng đó, khi thực sự có năng lực bạn sẽ có được những vị trí công việc mơ ước.

Khi quyết định lựa chọn cơ hội việc làm, các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang đứng ở ngưỡng cửa định hướng nghề nghiệp cần phải hiểu rằng, bên cạnh “Đam mê - Năng lực”, các bạn nên tìm hiểu về “Nhu cầu xã hội”. Như vậy các bạn có thể sống được với nghề mình chọn, công việc mình yêu thích.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 2

Màn tranh luận về việc lựa chọn Bằng cấp hay Việc làm của thầy Vũ Chí Thành cùng bà Ngô Thị Ngọc Lan đã thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và học sinh THPT.

Trong khi đó, ở phe đánh giá cao giá trị của bằng cấp, bà Ngô Thị Ngọc Lan nhận định, việc lựa chọn yếu tố bằng cấp trong tuyển dụng dựa vào 4 khía cạnh chính. Năng lực của mỗi người sẽ phù hợp tấm bằng Cao đẳng hoặc Đại học, hãy tham khảo thông tin để xem lựa chọn nào phù hợp với chính mình để đem lại khoản “đầu tư dài hạn”.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 3

Khẳng định vai trò của bằng cấp, bà Ngọc Lan cho biết: “Đầu tư vào việc học có thể xem là là chi phí cơ hội để giúp chúng ta có thể phát triển, thăng tiến trong tương lai. Tuy nhiên điều này không phải bạn trẻ nào cũng hiểu. Tấm bằng sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có mức độ hiểu biết và nền tảng chuyên sâu của một chuyên ngành, lĩnh vực. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng sẽ có kế hoạch đào tạo bổ sung giúp bạn thích nghi tốt hơn với công việc, nâng cao hiệu suất và đem lại giá trị thực tế mà doanh nghiệp kỳ vọng”.

Liệu có học đúng ngành, đúng nghề ngay từ đầu?

Từng trượt ngành Tài chính - Ngân hàng và phải học Quản trị kinh doanh - một trong những ngành học được một số TikToker hiện nay cho là “vô dụng”, anh Phùng Thái Học lại cho rằng: “Nếu trở lại 4 năm học Đại học trước đây, tôi sẽ học say mê hơn nữa, học tốt hơn nữa…”.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 4

Anh Thái Học bộc bạch, việc lựa chọn học Quản trị kinh doanh là “sự cố bất đắc dĩ” và khi buộc phải học thì anh cũng cảm nhận được định kiến không tốt của xã hội về ngành học này như “Học xong mà không được làm sếp thì học làm gì?” hay “Biết mỗi thứ một chút, cũng chẳng thể làm được việc cụ thể gì?”. Bản thân anh đã mất 5 - 7 năm để nhận ra giá trị thực sự của tấm bằng cùng những kiến thức được học trên giảng đường: “Ra trường, bắt đầu đi làm thuê, rồi giờ làm chủ, tấm bằng Quản trị kinh doanh mà tôi từng nghĩ là vô giá trị lại khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ, nó thực sự hữu ích trong cả công việc và cuộc sống”.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 5

Đối với TikToker Duy Muối, anh chỉ mong ra trường nhanh và có việc làm: “Mình không chọn Đại học vì mình biết năng lực lúc đó của mình nên đã lựa chọn Cao đẳng. Tuy nhiên, kết quả của ngày hôm nay lại đều đến từ những trải nghiệm khi còn đi học, nếu không có những trải nghiệm đó thì mình cũng không phát hiện được sở thích, đam mê giúp mình phát huy thế mạnh bản thân và đạt được những thành tựu lúc này”.

Duy Muối cho rằng, việc định hướng ngành nghề cũng có vai trò vô cùng quan trọng: “Đôi khi chọn theo sở thích thì cũng vẫn chọn sai, chính vì vậy các bạn cứ cứ chọn một ngành học nào đó đi. Nếu sai ở trong trường cũng sẽ an toàn hơn khi sai ở ngoài xã hội. Tư duy độc lập, chính kiến bản thân và trải nghiệm thực tế mới là chiếc chìa khóa chính thay đổi mỗi chúng ta”.

"Ông trùm TikTok" Duy Muối: Đừng để MXH dắt mũi, hãy học cách tư duy độc lập ảnh 9
MỚI - NÓNG
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
5 lý do phải đọc cuốn sách truyền cảm hứng Đến New Zealand đón bình minh mới
HHT - Trong thời gian gần đây, New Zealand dần trở thành điểm đến du lịch, du học, định cư hấp dẫn bởi vô vàn yếu tố, từ môi trường sống đến các phúc lợi xã hội và chính sách hỗ trợ. Mời bạn cùng bước lên hành trình khám phá mọi ngóc ngách về giáo dục, cơ hội việc làm và lối sống tại đảo quốc Kiwi này.

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.