Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường

HHT - Ngày 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội), Phiên chất vấn Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" đã diễn ra sôi nổi với 11 đại biểu tham gia chất vấn và 4 đại biểu tranh luận với các Bộ trưởng trẻ em giả định.

Tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" năm 2024 có: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư.

Cùng dự phiên họp có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Thường trực Hội đồng Đội T.Ư.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức phiên họp phát biểu tại Phiên chất vấn.

Phát biểu tại chương trình, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng BTC phiên họp Nguyễn Phạm Duy Trang nhấn mạnh: Hai nhóm vấn đề là “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường” là những vấn đề mang tính thời sự, đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm, trăn trở tìm các biện pháp giải quyết.

Đây cũng là những vấn đề được xã hội và trẻ em đặc biệt quan tâm, từ đó làm sao để các em học tập, vui chơi trong môi trường an toàn và lành mạnh. Phiên họp lần này được thiết kế để các em thiếu nhi được trải nghiệm hoạt động thực tế, từ đó tạo môi trường để 306 đại biểu tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành được học tập, tìm hiểu những kiến thức về hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước và đặc biệt hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân...

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 2

Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” Lê Gia Vinh phát biểu khai mạc phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” Lê Gia Vinh cho biết: Theo chương trình phiên họp thứ II “Quốc hội trẻ em”, sáng nay, Quốc hội thực hiện phiên hội họp chất vấn và trả lời chất vấn. Ngay từ đầu tháng 3/2024, để có cơ sở lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, Tổng Thư ký “Quốc hội trẻ em” đã có văn bản đề nghị các Đoàn đại biểu “Quốc hội trẻ em” đề xuất vấn đề chất vấn. Căn cứ vào đề xuất của các Đoàn đại biểu “Quốc trẻ em”, ý kiến, kiến nghị của cử tri trẻ em, Tổng Thư ký “Quốc hội trẻ em” đã tổng hợp 6 nhóm vấn đề gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của “Quốc hội trẻ em”. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trẻ em quyết định lựa chọn 2 nhóm vấn đề là “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 3

Sôi nổi phiên chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II, năm 2024.

Tại phiên chất vấn, 11 đại biểu tham gia chất vấn và 4 đại biểu đã tranh luận với các Bộ trưởng trẻ em giả định, nêu lên những mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương với 2 vấn đề “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”; đồng thời làm rõ các vấn đề được “cử tri trẻ em” cả nước quan tâm.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 4

Sôi nổi phiên chất vấn tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II, năm 2024.

Đơn cử, đại biểu Nguyễn Khánh Vân (TP.HCM) nêu tình hình văn hóa học đường hiện nay và đặt câu hỏi Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có giải pháp gì để chung tay xây dựng văn hóa học đường; đại biểu Trần Nguyễn Nhật Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) nêu nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường là do tác động tiêu cực của các sản phẩm độc hại trên không gian mạng. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho biết đã thực hiện những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng trên?; đại biểu Sùng Lan Phương (tỉnh Lai Châu) nêu vấn đề trẻ em ngày càng sử dụng thuốc lá điện tử, ngành y tế có giải pháp cụ thể gì?...

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 5

Các "nghị sĩ trẻ" đặt câu hỏi chất vấn "Bộ trưởng trẻ em".

Đại biểu cũng tranh luận về hiện nay, chưa đánh giá đúng mức về tác động của tâm sinh lý dẫn đến bạo lực học đường, cần phân tích sâu hơn về nguyên nhân và có giải pháp hạn chế; việc kiểm soát, ngăn chặn trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…

Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn và có tính xây dựng cao, các Bộ trưởng trẻ em đã trả lời đầy đủ, trực tiếp vào các vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và có giải pháp cụ thể, thiết thực. Tham gia giải trình, các Bộ trưởng trẻ em: Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Công an đã phát biểu làm rõ thêm nhiều vấn đề đại biểu quan tâm.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 6

Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu, trao đổi với đại biểu Quốc hội trẻ em về chủ đề của phiên họp.

Sau phần chất vấn của các đại biểu Quốc hội trẻ em, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã phát biểu, trao đổi với đại biểu Quốc hội trẻ em về hai chủ đề của phiên họp. Hai Bộ trưởng đều đánh giá cao sự nghiên cứu, tìm hiểu và các đề xuất giải pháp của đại biểu Quốc hội trẻ em; đồng thời trân trọng tiếp thu các ý kiến, để hoàn thiện, tham mưu cơ chế chính sách và có giải pháp ngăn chặn thuốc lá điện tử, xây dựng môi trường học tập không bạo lực…

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 7

Sau khi lắng nghe phiên chất vấn sôi nổi của các "nghị sĩ trẻ", đồng chí Đào Hồng Lan - Bộ trưởng Bộ Y tế có những chia sẻ rất thẳng thắn và gần gũi.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch “Quốc hội trẻ em” Lê Gia Vinh cho biết: Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Quốc hội trẻ em đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội trẻ em.

Phiên chất vấn có 268 đại biểu đăng ký chất vấn, đã có 15 đại biểu thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 11 đại biểu chất vấn và 4 đại biểu tranh luận. Còn 253 đại biểu đã đăng ký nhưng chưa được chất vấn, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ để được trả lời bằng văn bản theo quy định. Trên cơ sở chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị dự thảo nghị quyết xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, thông qua làm cơ sở cho việc giám sát thực hiện theo quy định.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 8

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ sự vui mừng dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 năm 2024. Thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, đồng chí Trần Thanh Mẫn gửi 306 đại biểu Quốc hội trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành cả nước tình cảm quý mến và lời chúc mừng những thành tích đã đạt được trong học tập, rèn luyện của các đại biểu.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà cho nhóm nòng cốt đại biểu "Quốc hội trẻ em".

Khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đồng chí cho biết, qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá toàn diện về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em, được Liên hợp quốc ghi nhận và đánh giá cao.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 10

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi với các đại biểu dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các bậc phụ huynh học sinh cần quan tâm, lắng nghe, chia sẻ với trẻ em nhiều hơn, để trẻ em thực sự hạnh phúc, an vui trong chính ngôi nhà của mình. Các thầy cô giáo tạo điều kiện, tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đặc biệt, đội ngũ thầy giáo, cô giáo, các em học sinh trong cả nước thực hiện thật tốt lời căn dặn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong Thư gửi ngành giáo dục nhân dịp năm học mới; mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành giáo dục luôn tâm huyết, yêu nghề, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng văn hóa học đường lành mạnh; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người, góp phần tích cực vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 11

Đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn phát biểu tại phiên họp.

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương, đồng chí Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ của đồng chí Chủ tịch Quốc hội. Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương sẽ tích cực, chủ động phố hợp với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan để triển khai hiệu quả, thực chất các đề xuất, kiến nghị của trẻ em tại phiên họp. Thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ nhân rộng hơn nữa mô hình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Hội đồng trẻ em các cấp để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em…

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024 bàn về phòng chống bạo lực học đường ảnh 14
MỚI - NÓNG
Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Sẻ chia, chữa lành tổn thương sau bão
Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Sẻ chia, chữa lành tổn thương sau bão
HHT - Với mong muốn chung tay san sẻ, nâng đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn... sau thiên tai, chương trình "Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường" hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân trên cả nước. Bão tố qua đi để lại hậu quả nặng nề, nhưng sự đoàn kết, chân thành, tình yêu thương của cộng đồng sẽ giúp xoa dịu, chữa lành phần nào mất mát của các em.

Có thể bạn quan tâm

Tiểu học Văn Chương hỗ trợ người dân xã Báo Đáp khắc phục hậu quả bão số 3

Tiểu học Văn Chương hỗ trợ người dân xã Báo Đáp khắc phục hậu quả bão số 3

HHT - Ngay sau khi kêu gọi toàn trường, các bậc phụ huynh cùng các mạnh thường quân quyên góp, thầy cô của trường Tiểu học Văn Chương (Hà Nội) đã tức tốc đóng gói, lên đường, trao tận tay những phần quà tới các bạn học, những người dân đang gặp khó khăn tại xã Báo Đáp (tỉnh Yên Bái) chịu ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.