SIM điện thoại đăng ký số CMND, có cần đi làm Căn cước công dân để không bị khóa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước thông tin sẽ khóa thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin từ ngày 31/3/2023, rất nhiều người lo lắng về việc SỊM đăng ký bằng CMND có cần đi làm Căn cước công dân gắn chip.

SIM có thông tin không chính xác sẽ bị dừng hoạt động từ 31/3/2023

Theo quy định Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, chủ thuê bao di động phải đăng ký thông tin chính chủ về họ tên, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… với nhà mạng.

Tại Quyết định số 06 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao, chữ ký số công cộng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ làm giàu dữ liệu dân cư.

Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác từ ngày 31/3/2023. Cụ thể, các nhà mạng sẽ khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp với thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau 15 ngày sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này, sau 30 ngày tiếp theo sẽ chấm dứt hợp đồng.

Hiện nay, chỉ tính riêng 3 nhà mạng hàng đầu Việt Nam là Viettel, VNPT, Mobifone đã có khoảng 3,5 triệu thuê bao di động chưa có thông tin chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

SIM điện thoại đăng ký số CMND, có cần đi làm Căn cước công dân để không bị khóa? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

SIM đăng ký số CMND có cần đi làm CCCD gắn chip để không bị khóa?

Hiện nay nước ta đã dừng cấp Chứng minh nhân dân 9 số, thay vào đó chỉ cấp mới Căn cước công dân gắn chip 12 số.

Trước thông tin sẽ khóa SIM nếu không chuẩn hóa thông tin từ 31/3, rất nhiều người lo lắng về việc thuê bao di động trước đây đăng ký chính chủ bằng Chứng minh nhân dân thì nay có cần đi làm Căn cước công dân và thay đổi thông tin đăng ký không.

Mặc dù pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể vấn đề này, tuy nhiên đại diện các nhà mạng đã có câu trả lời. Cụ thể:

Trường hợp Chứng minh nhân dân vẫn có giá trị thì người dân không bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân. Thông tin đăng ký bằng Chứng minh nhân dân không có ảnh hưởng gì.

Việc yêu cầu chuẩn hóa thông tin SIM chủ yếu tập trung vào việc khắc phục những tồn tại như: Thiếu giấy tờ, sai họ tên, sai ngày, tháng, năm sinh... Đồng thời, chỉ thuê bao nhận được thông báo mới cần đi chuẩn hóa.

Theo đó, những thuê bao di động đã đăng ký bằng Chứng minh thư nhân dân mà hiện tại đang sử dung Căn cước công dân gắn chip sẽ không bị ảnh hưởng ở đợt cập nhật thông tin này.

Để không gặp khó khăn phát sinh về sau, nhà mạng khuyến cáo người dùng nên sớm cập nhật thông tin Căn cước công dân để thuận tiện, đồng bộ hơn trong mọi giao dịch với số điện thoại.

Tóm lại, nếu đang sử dụng Chứng minh nhân dân còn hiệu lực thì người dân chưa cần đi làm Căn cước công dân gắn chip ngay. Trường hợp đã chuyển sang dùng Căn cước công dân mà đăng ký SIM bằng số Chứng minh nhân dân cũ: Nếu có thông báo của nhà mạng thì mới cần thay đổi thông tin.

SIM điện thoại đăng ký số CMND, có cần đi làm Căn cước công dân để không bị khóa? ảnh 5
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm