Thông tin sốc về cụ bà sống thọ nhất trên thế giới: Con gái có thể đã giả mạo bà?

Thông tin sốc về cụ bà sống thọ nhất trên thế giới: Con gái có thể đã giả mạo bà?
HHT - Cụ bà người Pháp Jeanne Calment đã qua đời năm 1997, giữ kỉ lục sống thọ nhất thế giới. Tuy nhiên, đang xuất hiện những nghi ngờ khi có lời "tố" về việc cụ bà thực ra đã qua đời từ lâu, sau đó bị con gái mạo danh.

Cụ bà người Pháp Jeanne Calment qua đời vào năm 1997 khi được 122 tuổi 164 ngày, giữ kỷ lục người sống thọ nhất thế giới cho đến bây giờ. 

Tuy nhiên, nhà toán học người Nga Nikolai Zak đã lên tiếng tố việc bà cụ đã qua đời từ lâu và con gái của là Yvonne - đã mạo danh mẹ sau khi bà qua đời vào năm 1934 để tránh phải nộp thuế thừa kế. Theo giả thiết nhà toán học người Nga này đặt ra, ông dành nhiều tháng để phân tích tiểu sử của Jeanne Calment, nếu đây là sự thật, người phụ nữ qua đời vào năm 1997 thực tế là bà Yvonne (con của bà Calment) khi đó 99 tuổi và sẽ không có một kỷ lục người lớn tuổi nhất thế giới nào được đặt ra ngoài bà Tane Ikai người Nhật (sinh 1879) mất ngày 12/7/1995 được xem là người cùng thời và sống thọ sau bà Calment.  

Thông tin sốc về cụ bà sống thọ nhất trên thế giới: Con gái có thể đã giả mạo bà? ảnh 1
Calment được trao chứng nhận kỷ lục người sống lâu nhất thế giới vào năm 1995. (Ảnh: AFP)

Zak cho rằng người phụ nữ qua đời vào năm 1934 vì bệnh viêm màng phổi không phải cô con gái Yvonne như các thông tin chính thức, mà đó chính là Jeanne Calment. Yvonne sau đó lấy danh tính của mẹ giả mạo và trở thành người sống thọ nhất thế giới vào thập niên 1970. 

Các nhà nghiên cứu Nga chỉ ra sự khác biệt giữa các đặc điểm nhận dạng trên chứng minh thư của Calment và diện mạo của bà sau đó. Theo sự phân tích của các nhà khoa học, chứng minh thư cho thấy bà có màu mắt tối, cao khoảng 1m52 và trán thấp, bà sau này không có những chi tiết nói trên thậm chí ngược lại. Đặc biệt khi hỏi về những bức ảnh cũ của Calment, bà cho biết nó đã bị cháy, trùng khớp vào lúc bà trở nên nổi tiếng và điều này khiến người ta không thể nào nhìn được diện mạo của bà trước đó như thế nào. 

Theo Novoselov, người đứng đầu bộ phận lão khoa của Hội các nhà tự nhiên học Moskva: "Hệ thần kinh trung ương của bà khác với những người cùng tuổi. Bà có thể ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp nào, cũng không có dấu hiệu suy giảm trí nhớ". Điều này đã khiến vị bác sĩ này tiếp tục nghi ngờ về bà cụ được cho là sống thọ nhất thế giới.

Trước đó, Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness đã ghi nhận về tuổi thọ của bà Calment. Sau khi Calment qua đời, các nhà khoa học rất tiếc nuối vì đã không khám nghiệm tử thi. 

Thông tin sốc về cụ bà sống thọ nhất trên thế giới: Con gái có thể đã giả mạo bà? ảnh 2
Calment là người phụ nữ thích ăn chocolate, uống rượu vang đỏ và có thói quen hút thuốc lá.

Các bác sĩ người Nga đồng thời cũng đã thắc mắc về điều này khi người phụ nữ được cho là lớn tuổi nhất thế giới có thói quen hút thuốc lá. 

Nhà toán học người Nga, Zak tìm thấy nhiều chi tiết hành vi gian lận khi kiểm tra việc rút tiền trợ cấp của Calment. Tuy nhiên, Jeanne Calment khi đó đã được coi là nữ anh hùng dân tộc, do bà là người sống lâu nhất thế giới nên phải tránh các vụ bê bối lớn. 

Thông tin sốc về cụ bà sống thọ nhất trên thế giới: Con gái có thể đã giả mạo bà? ảnh 3
Calment. (Ảnh: AFP)

Jeanne Louise Calment sinh ngày 21/2/1875 – 4/8/1997 là một phụ nữ Pháp được công nhận là người có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử, hưởng thọ 122 năm, 164 ngày. Bà đã sống ở Arles, Pháp cả đời và sống thọ hơn cả con gái và cháu trai của mình vài thập kỷ. Calment trở nên nổi tiếng đặc biệt từ khi bà 113 tuổi, theo Wekipedia.

Calment trở thành người sinh vào thập niên 1870 còn sống cuối cùng được ghi nhận khi bà Tane Ikai người Nhật (sinh 1879) mất ngày 12/7/1995, bà là người sống thọ hơn bất cứ người cùng thời nào khác.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?