Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng

Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng
HHT - Vấn đề tính công bằng của điểm cộng tiếp tục nóng sau khi các trường Đại học, Cao đẳng lần lượt chốt điểm chuẩn, quyết định tương lai của hàng trăm ngàn sĩ tử.

Những con điểm “cứu sinh” liệu có còn công bằng?

Theo quy định về việc cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển Đại học - Cao đẳng 2017, ngoại trừ khu vực 3 (các quận nội thành của TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số huyện, thị xã đã được công nhận xếp hạng Đô thị loại một ở các tỉnh khác) thì hầu hết đều được cộng điểm ưu tiên tùy mức độ.

Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bắc Ninh và gần đây nhất còn có cả Tây Ninh, cũng nằm trong top những thành phố mà người dân có thu nhập bình quân “rủng rỉnh” nhất cả nước. Vậy nên cộng điểm cho thí sinh từ những khu vực này khiến sĩ tử các khu vực khác cảm thấy không được công bằng.

Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng ảnh 1

Thêm nữa, không phải điều kiện kinh tế của tất cả học sinh trong cùng một khu vực đều giống nhau. Cũng có không ít câu chuyện “đũa lệch”, như việc học sinh khá giả có gia đình ở vùng được cộng điểm ưu tiên, hay các teen thành phố với cuộc sống khó khăn nhưng ngày ngày vẫn phải “cày” như “siêu nhân” mới có thể giành được tấm vé vào ngôi trường mình mong muốn.

Teen các tỉnh phản pháo

Dù nhiều nơi có mức độ phát triển kinh tế tương đương thành phố, nhưng các bạn ở tỉnh vẫn phải chịu thiệt thòi hơn so với teen thành thị. Cụ thể, bạn Nhã Trân (TP.HCM) chia sẻ: “Theo mình, số lượng các trường chuyên, các trung tâm, chất lượng giáo viên… ở tỉnh chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh, khiến cơ hội tiếp cận nền giáo dục phát triển của các bạn ở đây vẫn còn chưa bằng những thành phố lớn”.

Không những thế, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến học tập. Lan Thanh (Bến Tre) chia sẻ: “Ở thị xã, phương tiện chính để đi lại của bọn mình chủ yếu chỉ có xe đạp hoặc xe máy, không có cả xe buýt (xe buýt thì tiện ở chỗ bạn có thể nghỉ ngơi hoặc ôn bài ngay trên xe). Ở đây, có khu vực còn phải đi qua sông bằng đò hay cầu tự chế nên cực kì vất vả và gặp nhiều rủi ro. Nhà cửa, trường học ở huyện thường cách nhau khá xa nên việc đến trường hay qua nhà bạn học nhóm cũng vô cùng khó khăn, nhất là vào mùa mưa, ổ gà, ổ voi, khiến mình bao lần khổ sở!”.

Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng ảnh 2

Chẳng phải chỉ ở Việt Nam, mà ở những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, teen cũng thường xuyên tranh cãi vì vấn đề ưu tiên. Để làm rõ vấn đề, trường Michigan quyết định quan sát nhóm sinh viên thiểu số sau tốt nghiệp, có đúng là không đủ năng lực như “lời đồn” hay không. Kết quả là hầu hết đều sống và làm việc rất ổn, không thua kém các sinh viên da trắng. Điểm cộng vào một trường Đại học thực chất không gây ra xáo trộn đáng kể, và vẫn cần tồn tại để trải đều cơ hội cho mọi người, động viên mọi người đừng bị xuất thân của mình cản trở.

Hai team bắt tay vượt qua “ấm ức”

Tuy sự tồn tại của điểm cộng là có lý do, nhưng đứng về góc độ của teen, nhiều thay đổi có lẽ vẫn phải được thực hiện. Và nếu bạn thuộc #team_thành_phố không được hưởng tí điểm cộng nào, hay #team_tỉnh_thành không có điều kiện bằng, giải pháp nào là cho bạn?

#Team_thành_phố

Đã ở thành phố, không được điểm cộng, mà còn hay bị nói “oan” là “Dân thành phố có điều kiện sướng thế!”, làm sao để vượt qua?

Người ta thường nói…

Học sinh thành phố điều kiện đầy đủ, sinh ra lười biếng.

Vượt qua lời đồn: “Vì là học sinh thành phố nên chúng mình càng phải siêng năng nhiều hơn, đã không được cộng điểm mà còn lười học nữa thì “xác định” luôn. Các bạn ở tỉnh vốn đã có chí tiến thủ, tinh thần tự học cao, lại còn được bonus thêm điểm cộng nên không thể xem thường. Hãy xem đây là một động lực để mình cố gắng thêm một chút nữa!” - Quy Khổng (TP.HCM).

Người ta thường nói… 

“Thiếu kĩ năng tự học mà chỉ “vung tiền” cho các trung tâm dạy thêm lo giùm”.

Vượt qua lời đồn: Nhà có wifi vù vù, nên nếu môn nào vừa sức thì tự học ở nhà, học online, môn nào khó quá thì rủ rê học nhóm hoặc đến nhà thầy cô học thêm để “cưa nhỏ” học phí.

Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng ảnh 3

Anh Quốc Bảo (sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, TP.HCM) đã đậu Đại học nhờ xin được “bí kíp” học Lý toàn công thức “thần thánh”, đủ sức đánh bật mọi câu trắc nghiệm của Bộ, thường xuyên lên mạng kiếm đề về giải, và còn “mặt dày” đi xin đề của các bạn cùng lớp giải miệt mài để tiết kiệm tiền. Anh chia sẻ: “Học trung tâm cũng chỉ là một phần thôi, về nhà cũng phải tự “cày” thêm, vì trung tâm vừa chật, nóng, vừa tốn tiền, mà thầy cô còn dạy nhanh, không tự tổng hợp lại thì kiến thức cũng không cánh mà bay”

#Team_điểm_cộng

Dù có những khó khăn, nhưng các bạn ở tỉnh cũng có những may mắn mà teen thành phố hạn chế, hãy biết tận dụng những gì mình đang có!

- Không khí trong lành hơn, giúp bạn có thể đi học nhiều ca mà không mệt mỏi, làm việc hiệu quả hơn. Teen thành phố “thèm khát” điều đó, khi mỗi ngày tan trường vào giờ cao điểm, chen chúc trong làn xe và khói bụi chỉ để đến lớp học thêm.

- Cảnh đẹp, thơ mộng hơn, dễ cảm thụ văn học. Teen thành phố không dễ gì có được điều này nếu không về quê, hay đi du lịch, chỉ có thể cảm thụ qua lời giảng, lời kể, đọc sách báo hay xem phim. Nhưng nếu bạn lớn lên ở vùng quê, bạn có thể cực dễ dàng liên tưởng tới những bài học. Ưu điểm “xịn đét” luôn nha!

- Tránh xa các “cám dỗ”: Trà sữa, cà phê, hàng quán ăn vặt, shopping…Bạn có trong tay môi trường “miễn nhiễm” với những hoạt động làm xao nhãng học tập

Tiếp tục những tranh cãi về tính công bằng của điểm cộng ảnh 4

Về việc thay đổi cách cộng điểm sao cho hợp lý, teen cũng có khá nhiều ý kiến. Bạn Trọng Tín chia sẻ quan điểm: “Cộng điểm hoàn toàn cần thiết, nhưng chỉ nên dành cho những bạn thực sự cần, hoặc xứng đáng được nhận, như các bạn có hoàn cảnh thực sự khó khăn, có giấy chứng nhận hộ gia đình khó khăn của địa phương, chứ không phải là những học sinh với điều kiện kinh tế đầy đủ nhưng gia đình định cư ở các vùng miền được ưu tiên cộng điểm. Ngược lại, teen thành phố nếu khó khăn cũng nên được cộng điểm ưu tiên, vì rõ ràng ở thành phố lớn vẫn có những hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học thêm như bạn bè. Chưa kể nếu cứ cộng điểm theo vùng như hiện nay, nhiều người đã gian lận bằng cách đổi hộ khẩu xuống khu vực ưu tiên”.

Chuyện ưu tiên ở bất cứ đâu, khi nào cũng đều có, vì về cơ bản xuất phát điểm của mọi người không giống nhau. Tuy nhiên trong khi chờ mọi thứ được điều chỉnh, bạn hãy cố gắng làm sao để cảm giác của bạn là tự hào về công sức của mình, chứ hoàn toàn không phải là tâm thế “ăn may” vì mình được sinh ra ở vùng cộng điểm.

UYÊN UYÊN - HY DI - Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh họa

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên

Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái

Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.