Trải qua những cửa ải tình vỡ tình tan… vì sao lại nhanh chóng “hết thương cạn nhớ” đến vậy?

Trải qua những cửa ải tình vỡ tình tan… vì sao lại nhanh chóng “hết thương cạn nhớ” đến vậy?
HHT - Đức Phúc sẽ trả lời do “Đôi khi tình yêu sẽ hoá nhạt nhòa khi vô tình một trong hai, cuốn lấy sai trái đến khi vỡ lở cả hai huỷ hoại tương lai”. Những “sai trái” dẫn đến “vỡ lở” đó không chỉ là lời bài hát...

... Mà chính là những vấn đề thường gặp trong các mối quan hệ dưới góc độ tâm lí. Vậy bạn đã phạm phải bao nhiêu “sai trái” để dẫn đến kết quả không như ý?

Kì vọng + cái tôi = thiếu thấu hiểu

Chúng ta thường kì vọng rất nhiều vào những người chúng ta yêu thương, bởi lẽ chúng ta luôn muốn họ tốt hơn. Họ phải hứng chịu những kì vọng từ ta mà ta không hề hay biết họ có thích hợp với điều đó hay không. Chuyện gì tới cũng sẽ tới, khi chúng ta kì vọng quá nhiều và người thương của mình không đáp ứng được, mối quan hệ của bạn dần trở thành một nỗi thất vọng lớn.

Cách giải quyết: Kì vọng thường bắt nguồn từ niềm tin bản thân mình có thể giúp người khác tốt hơn. Thật ra để thay đổi một người cần rất nhiều thời gian biến đổi “niềm tin cốt lõi” của họ - thứ hình thành từ những năm đầu đời qua môi trường và cách nuôi dạy của gia đình. Vậy trừ khi bạn có đủ kiên nhẫn để bên cạnh họ lâu như thế, cách giải quyết nhanh nhất là bạn phải học sống chung với những khuyết điểm của gà bông, hạ cái tôi để quan sát những bất đồng ở góc nhìn của họ.

Trải qua những cửa ải tình vỡ tình tan… vì sao lại nhanh chóng “hết thương cạn nhớ” đến vậy? ảnh 1

Chịu trách nhiệm cho vấn đề cảm xúc và hạnh phúc của nhau

Chúng ta hay lầm tưởng tình yêu sẽ giúp ta giải quyết tất cả vấn đề của mỗi người nên thường cố ý đem vấn đề đó đổ lên các mối quan hệ.

Trong bài viết “Love is not enough (Tình yêu thôi chưa đủ)”, Mark Manson có viết: “Văn hoá dạy ta rằng, tình yêu là thứ đáng để lý tưởng hoá. Chúng ta coi nó là phép màu thần kỳ giải quyết mọi vấn đề trên đời. Những bộ phim, những câu chuyện và lịch sử ca tụng rằng tình yêu là mục đích cuối cùng của cuộc đời, là giải pháp cuối cùng cho tất cả những đau khổ con người phải trải qua. Và chính vì lý tưởng hóa tình yêu như vậy mà chúng ta đang đánh giá nó quá cao. Kết quả là, những mối quan hệ của chúng ta phải trả giá”.

Cách giải quyết: Vậy kết luận cho vấn đề trên là chúng ta không có quyền bắt người khác phải gánh chịu “cảm xúc” cho mình và đương nhiên ngược lại, không ai có quyền bắt bạn phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc cá nhân của họ.

Không phải vấn đề nào tình yêu cũng có thể chữa lành, nó vẫn sẽ luôn ở đó và dẫn tới nhiều cuộc cãi vã nếu bạn không biết nó xuất phát từ chính bản thân mình. Cách duy nhất để sửa chữa là bạn phải tự học cách giải quyết nó chứ không phải đổ lỗi cho người mình thương.

Giận dữ gà bông khi bạn gặp một ngày tồi tệ chính là ví dụ điển hình của việc bắt người khác chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình. Nếu việc này trở thành thói quen sẽ khiến mối quan hệ trở nên tù túng và xuất hiện với tên gọi “toxic relationship” (mối quan hệ độc hại), vì bạn đang dùng cảm xúc của mình để thao túng người khác.

Trải qua những cửa ải tình vỡ tình tan… vì sao lại nhanh chóng “hết thương cạn nhớ” đến vậy? ảnh 2

Xử lí xung đột không đúng cách

Một lí do khác dẫn tới tụi mình dễ “hết thương cạn nhớ” là cách xử lí những xung đột.

a. Lời xin lỗi

Trong các mối quan hệ, chúng ta đôi khi xin lỗi chưa đủ và chưa đúng cách.

Không như Toán học, tình yêu không rõ ràng như một mệnh đề. Hai người cùng sai không đồng nghĩa với việc hành động đó đúng. Ta không có quyền biện minh rằng người kia cũng làm như vậy nên mình làm vậy không sao - hoặc người kia không có quyền nói vấn đề đó ngay khi bản thân chưa làm đúng.

Lấy ví dụ, nếu gà bông “cắm sừng” bạn, thì đâu có nghĩa bạn sẽ đúng khi làm việc tương tự lại, đúng không?

b. Lời chia tay

Việc xung đột xảy ra trong một mối quan hệ hoàn toàn là điều dễ hiểu nhưng nhiều lúc tụi mình có xu hướng đem việc chia tay ra để “hù doạ” nhau. Điều này sẽ tác động khá nhiều đến tâm lí - ngoài việc làm tổn thương ngầm nhau - sẽ tạo ra một “ám thị” rõ ràng dẫn đến hành động thật sự trong tương lai.

Vậy nên, đừng thốt ra những lời không nên nói ra trừ khi bạn thật sự muốn như vậy.

Trải qua những cửa ải tình vỡ tình tan… vì sao lại nhanh chóng “hết thương cạn nhớ” đến vậy? ảnh 3

Hi sinh không phải là một lựa chọn

Tình yêu là một trải nghiệm ai cũng nên có trong đời. Thế nhưng, sẽ luôn có những trải nghiệm tốt đẹp và xấu xí.

Đôi khi phim ảnh đã cường điệu quá mức tình yêu, làm cho bạn nhầm tưởng đó là điều kì diệu xảy ra với cuộc đời bạn và bạn cần hi sinh mọi thứ cho điều đó.

Thật sự thì bạn có thể yêu rất nhiều người trong cuộc đời mình, trải qua nhiều mối quan hệ tình cảm để đi tới mối quan hệ phù hợp nhất cho mình. Vì vậy tình yêu không hiếm có và kì diệu như bạn nghĩ. Đó là một trải nghiệm bạn sớm muộn sẽ có nên tình yêu không phải là lẽ sống duy nhất của cuộc đời.

Trong , Mark Manson nói rằng: “Cách duy nhất để tận hưởng trọn vẹn tình yêu chính là chọn làm những điều quan trọng hơn tình yêu”.

Vậy nên một trong những sai lầm cuối cùng để dẫn tới “hết thương cạn nhớ” chính là bạn đã lý tưởng hoá tình yêu để rồi hi sinh bản thân quá nhiều. Như thay đổi cách ăn mặc/ sở thích của mình vì cho là gà bông muốn như vậy, bỏ mặc những cuộc hẹn với các “cạ cứng” để chỉ dành trọn vẹn thời gian cho mình gà bông… Hi sinh càng nhiều, bạn càng mong nhận lại nhiều hơn và áp lực lên người mình thương vì tình yêu của họ chưa đủ đối với bạn.

Thế nhưng bạn à, “tình yêu thật tuyệt vời. Tình yêu thật cần thiết và đẹp đẽ. Nhưng tình yêu thôi là chưa đủ” (Mark Manson).

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đón năng lượng bằng các phương pháp detox buổi sáng giúp cơ thể bớt mệt mỏi

Đón năng lượng bằng các phương pháp detox buổi sáng giúp cơ thể bớt mệt mỏi

HHT - Có rất nhiều biện pháp để giúp cơ thể detox buổi sáng, giảm bớt mệt mỏi sau một đêm làm việc quá sức hoặc tiệc tùng quá đà. Từ những việc đơn giản như uống nhiều nước điện giải, vận động ngoài trời, đi bộ nhẹ nhàng, hay phức tạp hơn là tập các bài tập thở giúp cơ thể detox nhanh và hiệu quả hơn.