HHT - Sau gần 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa, biểu tượng quyền lực triều Nguyễn và trái tim Đại Nội Huế, sắp trở lại vào ngày 23/11/2024, thu hút sự chú ý từ công chúng.
HHT - Giá đỡ làm bằng vàng 18K, xuất hiện từ năm 1921 gây chú ý tại một phiên đấu giá ở Pháp vào cuối tháng 9 vừa qua. Hiện vật có các chi tiết tinh xảo mang phong cách thời vua Khải Định, Bảo Đại.
HHT - Sau 6 năm trùng tu, cụm di tích An Lăng - nơi thờ phụng, an nghỉ của vua Dục Đức nhà Nguyễn mở cửa đón khách tham quan. Đây cũng là nơi thờ, an nghỉ của 2 vị vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân.
HHT - Tại họp báo thường kỳ Quý III của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết đã hoàn thành phần lớn thủ tục pháp lý để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - một trong những bảo vật quốc gia bị thất lạc ra nước ngoài.
HHT - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật và bộ hiện vật, với 33 hiện vật đơn lẻ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
HHT - Cần Chánh là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành, Đại nội Huế - nơi từng diễn ra lễ cưới lịch sử, đầu tiên và duy nhất của một vị vua triều Nguyễn vừa được khai quật, khảo cổ học. Sau hơn 1 tháng, hoạt động đào khảo cổ đã thu thập được nhiều mảnh sành sứ, gạch vồ và làm xuất lộ nhiều dấu tích nền móng của công trình cổ xưa.
HHT - Cuốn sách "Ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn (1802-1945)" giới thiệu phần ngự phê của mười trong số 13 vị vua triều Nguyễn. Đây được coi như “bộ sưu tập thư pháp thảo thư” - một trong những đặc trưng độc đáo về tính xác thực của Châu bản.
HHT - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập văn bằng và những tài liệu quý dưới triều Nguyễn nhân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
HHT - Cùng chung niềm đam mê du lịch và say mê Huế, các bạn trẻ nhóm Journeys in Hue (JiH) đã đồng hành cùng nhau hơn 3 năm qua với phong cách “du lịch chậm” rất khác biệt. Sự phá cách mới mẻ trong cách làm du lịch của nhóm bạn trẻ đã đem đến cho du khách gần xa nhiều trải nghiệm thú vị về văn hóa lịch sử và con người xứ Huế.
HHT - Hàng trăm cổ vật quý giá thuộc triều Nguyễn của 4 nhà sưu tập trẻ tuổi đang triển lãm đã mang đến những câu chuyện lịch sử - văn hóa thú vị dành cho công chúng.
HHT - Chiều 14/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có thông báo mới nhất về vụ thương lượng nhằm “hồi hương” ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về Việt Nam.
HHT - Hãng đấu giá Millon thông báo tiếp tục dời ngày đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời vua Minh Mạng. Đây là lần thứ hai hãng đấu giá này dời ngày đấu giá ấn vàng với cùng lý do “sự quan tâm mạnh mẽ từ phía Nhà nước Việt Nam”.
HHT - UBND tỉnh TT-Huế đề nghị huy động mọi nguồn lực xã hội hóa cho Quỹ Bảo tồn di sản Huế để thương lượng với nhà đấu giá ở Pháp nhằm kịp thời mua lại, hồi hương chiếc ấn Hoàng đế chi bảo.
HHT - Trong khi nhà đấu giá tuyên bố dời ngày đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo vào phút chót, chiếc bát vàng thời vua Khải Định được bán với giá 680.000 euro (16,7 tỷ đồng) trong phiên đấu giá của Millon (Pháp), tối 31/10.
HHT - Hãng đấu giá MILLON (Pháp) trước đó thông báo lùi thời điểm đấu giá lô 101 - ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" - đến ngày 10/11. Tuy nhiên, trên website của hãng đấu giá, ấn vàng triều Nguyễn vẫn có trong danh sách đấu giá ngày 31/10.
HHT - Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tôi may mắn được tiếp cận với những tấu chương của các quan đại thần trên đó có bút tích - những dòng ngự phê của đấng minh quân Minh Mạng.
HHT - Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ là người hiếm hoi biết may gối trái dựa, loại gối từng được sử dụng phổ biến trong cung đình Huế. Bà đã gắn bó nửa đời người với nghề làm gối trong cung đình, và vẫn đang ấp ủ mong muốn được trao truyền lại nghề truyền thống trước khi về với tiên tổ.
HHT - Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.
HHT - Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là một trong những ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong hiệu “Sắc tứ”. Chùa thu hút du khách thập phương bởi nét kiến trúc độc đáo vừa mang dáng dấp kiến trúc triều Nguyễn, vừa mang yếu tố bản địa.
HHT - Di tích Tàng Thơ lâu (lầu Tàng Thơ) vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón khách tham quan, sau khi hoàn thành trùng tu, tôn tạo. Nơi đây hiện lưu trữ một khối lượng đồ sộ tư liệu thành văn, video và hình ảnh quý về triều Nguyễn và Kinh đô Huế xưa.
HHT - Sáng 28/2 tại Huế diễn ra lễ di quan, an táng cụ Lê Thị Dinh (còn gọi là Cô Dinh) - người được xem là “cung nữ cuối cùng”, “cung nữ đặc biệt” của triều Nguyễn. Lễ tang diễn ra trang trọng trong tình cảm sẻ chia ấm áp của người thân, con cháu, gia tộc và người dân Huế.
HHT - Hôm nay 17 tháng Giêng năm Tân Sửu (28/2), con cháu, bà con dòng tộc, người thân tiễn đưa “Cô Dinh” tức bà Lê Thị Dinh - người được báo chí gần đây xem là “cung nữ cuối cùng”, “cung nữ đặc biệt” triều Nguyễn, về nơi an nghỉ cuối cùng. Danh xưng này chưa hẳn đã đúng. “Cô Dinh” ra đi, để lại những câu chuyện ít ai biết.
HHT - Bà Lê Thị Dinh - cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vừa qua đời, hưởng thọ 102 tuổi. Qua những tấm ảnh còn lưu giữ theo thời gian do gia đình cung cấp và các nguồn tư liệu, người cung nữ có gốc gác con cháu Hoàng tộc này là người có nhan sắc, gương mặt phúc hậu...
HHT - Bà Lê Thị Dinh, cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vừa qua đời tại Huế, hưởng thọ 102 tuổi. Người nhà sẽ nhờ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hỗ trợ về nghi lễ đám tang.
HHT - Đó là nghi lễ Nguyên đán trong Hoàng cung triều Nguyễn xưa, với nghi thức thiết Đại triều và Thường triều, vừa được tái hiện tại Đại nội Huế theo hình thức sân khấu hóa.
HHT - Năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ “Ban sóc” (ban lịch) được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ môn - Đại nội Huế. Sau 180 năm, lễ ban lịch triều Nguyễn được tái hiện tại Đại nội Huế, cũng nhằm Tết Tân Sửu, qua hình thức sân khấu hóa theo nghi tiết thưở xưa.