Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể, chính những người lính Trường Sa nói với ông rằng, nếu thiếu đi những chú “mập” thì đời sống nơi biển đảo sẽ bớt vui vài phần. Lính Trường Sa không sợ “mập”, bởi các anh có cách “trị” cá mập!

Nhân dịp Tháng Thanh niên 2025 và kỉ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), dự án Sách Nhà Mình cùng NXB Kim Đồng mới đây đã tổ chức một buổi talkshow nhỏ mang tên Trường Sa - Nơi Ta Đến trong sáng 26/3, thu hút khoảng 100 bạn học sinh tham gia.

Ba vị khách mời của Trường Sa - Nơi Ta Đến có điểm chung thú vị là đều có sách viết về Trường Sa, là nhà thơ Trần Đăng Khoa (tác giả Đảo Chìm), nhà báo Nguyễn Mỹ Trà (tác giả Trường Sa - Nơi Ta Đến) và nhà văn Nguyễn Xuân Thuỷ (tác giả Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa).

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 1

Cô Thùy Dương (Dự án Sách Nhà Mình), cùng các khách mời: Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy cùng các bạn học sinh.

Từng đặt chân tới Trường Sa, đón nắng gió nơi biển đảo, trải qua những đận say sóng, cũng như tường tận cảnh đẹp nơi đây, ba vị khách mời đã trở thành những vị thuyền trưởng dẫn dắt cho chuyến hải trình đặc biệt, đưa các bạn học sinh đến với Trường Sa, qua những câu chuyện vừa gần gũi vừa sống động.

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 2

Nhà thơ Trần Đăng Khoa giao lưu cùng các bạn học sinh.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể, ông đặt chân đến Trường Sa từ năm 1976, khi đảo còn nhiều phân chim, dày đến hàng mét. Những chú chim còn dạn đến mức cứ đậu lên vai người, mà chẳng sợ hãi chút nào. Ở Trường Sa, nơi cốt sắt bê tông cũng bị ăn mòn, ai đặt chân đến cũng sạm màu da vì sương gió. Ở Trường Sa, cát rất mặn và sắc vì cát nơi này do san hô tan ra. Nhưng thú vị nhất là khi nhà thơ Trần Đăng Khoa kể về những chú cá mập.

Ông bảo, chính những người lính Trường Sa nói với ông rằng, nếu thiếu đi những chú “mập” thì đời sống nơi biển đảo sẽ bớt vui vài phần. Lính Trường Sa không sợ “mập”, bởi các anh có cách “trị” cá mập, chỉ cần bơi đứng, “mập” sẽ không thể làm gì được con người.

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 3
Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 4

Các bạn học sinh chăm chú nghe những câu chuyện về Trường Sa.

Những câu chuyện hài hước qua giọng kể của nhà thơ Trần Đăng Khoa như nối dài cuốn Đảo Chìm - tác phẩm ông viết về Trường Sa. Nói về Đảo Chìm, nhà văn Lê Lựu gọi đây là “thần bút”, còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cam đoan những gì ông viết trong cuốn sách này là sự thật 100%, không hề hư cấu.

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 5

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy hứa sẽ mang những cánh thư của các bạn học sinh tới Trường Sa.

Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy kể về hành trình “kê cao Tổ Quốc”, là khi những người lính vai trần chân đất mang từng bao đất, mang từng cân xi-măng, vật liệu để xây đảo, đắp từ đảo chìm thành đảo nổi. Là một chiến sĩ từng có nhiều năm tháng sống và làm việc ở Trường Sa, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy từng cho ra mắt cuốn sách Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa. Cuốn sách chỉ chưa đầy 100 trang, nhưng là một cẩm nang đầy đủ cho những độc giả nhí tìm hiểu về biển đảo nước nhà, kể bạn đọc nghe về giếng thần, đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn, cây tra, cây bão táp, cây phong ba...

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 6

Ba cuốn sách về biển đảo Trường Sa của các tác giả khách mời.

Bên cạnh những câu chuyện ly kì về biển đảo, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà lại kể về tình yêu với Trường Sa qua những bức ảnh. Cô là tác giả cuốn sách ảnh Trường Sa - Nơi Ta Đến. Cuốn sách đã thu nhỏ đời sống nơi đảo xa trong những tấm hình, mà nhân vật chính là những anh bộ đội hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, nhà giàn DK1, ngư dân và cả những công dân “nhí” ở Trường Sa.

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 7

Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà đã mang theo 20kg thiết bị gồm máy ảnh, lens để chụp những khoảnh khắc đáng nhớ khi ra đảo.

Nhà báo Nguyễn Mỹ Trà cho biết, cô đã ao ước hơn 10 năm, mới có dịp ra Trường Sa. Hành trình cũng không hề dễ dàng khi những cơn say sóng như thách thức sức chịu đựng của con người. Nhưng vượt qua sự khắc nghiệt, nhà báo Nguyễn Mỹ Trà đã ghi được những khoảnh khắc “biết nói” ở nơi này, để qua đó những độc giả ở đất liền sẽ thấy Trường Sa gần gũi hơn so với những lời kể qua văn chương, thơ ca.

Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 8
Trường Sa - Nơi Ta Đến: "Gieo" những hạt mầm mến thương biển đảo Việt Nam ảnh 9

Các bạn nhỏ xin chữ ký các tác giả cuối chương trình.

Buổi talkshow mang tên Trường Sa - Nơi Ta Đến khép lại với lời hứa của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy sẽ mang những “cánh thư” của các bạn học sinh tới Trường Sa khi anh sẽ trở lại vùng biển đảo vào tuần sau. Những cánh thư sẽ nối dài những “hạt mầm” yêu mến được gieo vào lòng các bạn nhỏ sau buổi talkshow, cũng là cách “cắm mốc” trong lòng thế hệ trẻ về sự vững bền của chủ quyền nước nhà.

MỚI - NÓNG
Tháng Thanh niên năm 2025: Bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số
Tháng Thanh niên năm 2025: Bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số
HHT - Tháng Thanh niên năm 2025 đã diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước với nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút hàng triệu đoàn viên, thanh niên tham gia với chủ đề “Tuổi trẻ tự hào, vững tin theo Đảng”, hướng đến việc ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống, đồng thời phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

Bước vào Vũ trụ Galileo qua ngòi bút của "ông hoàng trinh thám" Higashino Keigo

HHT - “Thám tử Galileo” là một trong những nhân vật thám tử nổi tiếng của dòng văn trinh thám châu Á, được sáng tạo bởi nhà văn Nhật Bản Higashino Keigo. Có nhiều vụ án tưởng chừng không thể tìm ra được thủ phạm đã được “Thám tử Galileo” đưa ra ánh sáng một cách ly kỳ trong một số đầu sách đã xuất bản dưới đây.
Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

Chuyện nhà Tí: Cuốn sách kể những điều dung dị của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

HHT - Không kịch tính, không cố ý gây sốc, Chuyện nhà Tí (và nhiều chuyện nhà khác) đơn giản là những câu chuyện đời thường nhưng lại mang đến nhiều suy tư. Đọc để thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều thú vị ngay trong những điều nhỏ bé nhất. Nhưng trên hết, nó nhắc ta nhớ rằng, ai cũng vật lộn với những câu chuyện như thế mỗi ngày.