"Vạch trần" dịch vụ làm Căn cước công dân gắn chip số đẹp: Chiêu trò lừa đảo, câu like

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng với nội dung “Dịch vụ làm Căn cước công dân số đẹp” với mức giá "khủng" lên tới 40 triệu đồng. Vậy thực hư là thế nào?

Dạo một vòng Facebook, không khó để bắt gặp những bài đăng có nội dung “Dịch vụ làm căn cước công dân số đẹp”, với các mức giá như làm CCCD 4 số cuối cùng giống nhau (tứ quý) với giá khoảng 50 triệu đồng, 3 số cuối giống nhau (tam hoa) và số tiến (ví dụ 1234, 5678, 6789...) với giá khoảng 40 triệu đồng.

Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhiều người dân “mê tín”, vẫn luôn muốn lựa chọn những con “số đẹp” từ biển số xe, số sim điện thoại, đến số tài khoản ngân hàng...

"Vạch trần" dịch vụ làm Căn cước công dân gắn chip số đẹp: Chiêu trò lừa đảo, câu like ảnh 1

Lợi dụng tâm lý này, các đối tượng đăng tải thông tin trên mạng xã hội nhận làm dịch vụ CCCD gắn chip số đẹp công khai với các bước đơn giản như: Cung cấp địa chỉ quê quán trên CMND, họ và tên, quê quán. Sau đó bên nhận làm dịch vụ sẽ tra số và gửi số đẹp để khách hàng chọn lựa. Sau khi chọn được số đẹp, khách hàng chuyển khoản và nhận được lịch hẹn lên lăn tay.

Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho hay, phần mềm làm căn cước công dân do Bộ Công an triển khai có tính bảo mật cao; số thứ tự căn cước công dân theo trình tự nên không có chuyện can thiệp, hay tác động làm thay đổi.

Cụ thể, số thứ tự trên căn cước công dân đã được định dạng sẵn trong phần mềm, theo thứ tự, hoàn toàn không mang giá trị “đẹp, xấu” như một số đối tượng tuyên truyền sai sự thật trên mạng xã hội.

"Vạch trần" dịch vụ làm Căn cước công dân gắn chip số đẹp: Chiêu trò lừa đảo, câu like ảnh 2

Những hành vi đăng thông tin sai phạm, nhằm câu like, câu view... thì tùy vào mục đích, mức độ sẽ phải chịu các hình thức xử phạt sau: Xử phạt hành chính theo quy định tại điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về việc tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội, cụ thể mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nếu đối tượng có mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

"Vạch trần" dịch vụ làm Căn cước công dân gắn chip số đẹp: Chiêu trò lừa đảo, câu like ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm