Y Dược TP.HCM tự chủ tài chính, chi phí đào tạo một bác sĩ lên tới nửa tỷ đồng

HHT - Hôm qua (1/6), Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã công bố Đề án tuyển sinh trình độ Đại học năm 2020 trong đó nêu rõ các phương thức tuyển sinh năm 2020 và học phí các ngành nghề đào tạo. Với mức học phí cho 6 năm học lên tới hơn nửa tỉ, nhiều sĩ tử than “giờ học giỏi chưa chắc đã đủ tiền đóng học phí”.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM là trường Y với chất lượng đào tạo hàng đầu ở khu vực phía Nam, thu hút nhiều nhân tài đất nước, là điểm đến của rất nhiều học sinh nghèo vượt khó học giỏi. 
Dù nổi tiếng với môi trường học áp lực nhưng đây vẫn là ngôi trường mơ ước của nhiều học sinh, điểm chuẩn các năm luôn cao chót vót. 
Năm học 2020-2021, trường công bố tuyển sinh 2151 chỉ tiêu cho 17 ngành học. Cũng từ năm học này, nhà trường sẽ được tự chủ tài chính.
Y Dược TP.HCM tự chủ tài chính, chi phí đào tạo một bác sĩ lên tới nửa tỷ đồng ảnh 1 Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành năm nay
Do trước đây học phí của trường được Nhà nước hỗ trợ nên giờ đây, khi trường tự chủ tài chính khiến học phí tăng vọt. Theo thông tin học phí năm học 2020 - 2021 do trường công bố, ngành học có mức học phí thấp nhất là Y tế công cộng và Dinh dưỡng cũng đã có mức học phí lên tới 30 triệu đồng, ngành cao nhất là Răng - Hàm - Mặt có mức học phí 70 triệu đồng.
Y Dược TP.HCM tự chủ tài chính, chi phí đào tạo một bác sĩ lên tới nửa tỷ đồng ảnh 2 Học phí cao nhất lên tới 68 triệu đồng/năm
Đề án cũng đưa ra mức tăng học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng 10%. Như vậy có thể tính sơ sơ rằng chi phí đào tạo một bác sĩ trong 6 năm là 524 triệu đồng. 
Y Dược TP.HCM tự chủ tài chính, chi phí đào tạo một bác sĩ lên tới nửa tỷ đồng ảnh 3

Một sĩ tử tính mức học phí 6 năm ngành Y khoa - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo lộ trình tăng học phí của nhà trường với tổng chi phí là 524,66 triệu đồng - Ảnh: An Trần 

Trước đó, trả lời báo chí, PGS.TS Trần Diệp Tuấn - hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết: “Học phí của trường trước đây đã được Nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, tính đúng một suất chi phí đào tạo là không đủ nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng đào tạo; hạn chế việc ứng dụng phương pháp giảng dạy mới. Thực tế hiện nay, học phí ngành y đại học các nước trong khu vực từ 6.000 - 10.000 USD/ năm. Còn ở trong nước, các trường tư thục đào tạo ngành y thu học phí mức hơn 100 triệu đồng/ năm, trong khi trường chúng tôi chỉ thu khoảng hơn 10 triệu đồng/ năm.”

“Khi trường tự chủ tăng học phí sẽ có những định hướng phát triển chất lượng hơn, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm" - ông Trần Diệp Tuấn nhấn mạnh

Một số trường đào tạo Y khoa có mức thu học phí năm học 2020-2021 ở mức cao hiện nay:
Học phí Khoa Y - ĐHQG TPHCM khóa tuyển sinh 2020-2021 (dự kiến):
Y khoa chất lượng cao: 60 triệu
Dược học chất lượng cao: 88 triệu
Răng-Hàm-Mặt chất lượng cao: 55 triệu 
 Học phí Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Nếu được thông qua đề án tự chủ tài chính):
Y Đa Khoa: 44 triệu (đối với thí sinh không có hộ khẩu TP.HCM)
Vin University (dự kiến):
Y khoa, Điều dưỡng: 35.000 USD (khoảng 805 triệu đồng) với hệ đại học và 40.000 USD (khoảng 920 triệu đồng) với hệ sau đại học.
Y Dược TP.HCM tự chủ tài chính, chi phí đào tạo một bác sĩ lên tới nửa tỷ đồng ảnh 4  Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Việc học phí ngành Y tăng cao đã thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Nhiều bạn hoảng hốt khi tính toán ra tổng chi phí để trở thành bác sĩ. "Khoảng 500 triệu cho 6 năm. Thêm tiền ăn ở 40 triệu một năm = 240 triệu. Tiền tài liệu, dụng cụ. Tất cả khoảng 750 triệu cho 6 năm. Xong đi thực hành 18 tháng mất vài chục củ nữa. 2 năm sau đi học Chuyên khoa 1 hay Thạc sĩ lại tiêu tốn thêm vài trăm. Mất cả tỷ bạc." - Bạn T. Trang chia sẻ. 
Nhiều bạn lại cho rằng đây là chuyện tất yếu, thực tế học phí ngành Y nhiều nước cũng rất đắt đỏ. "Nước mình ngành Y xưa giờ học phí rẻ nên mọi người shock, chứ bên nước ngoài tính bằng tiền tỷ mỗi năm. Bên Châu Âu, bên Mỹ ai khá giả lắm hoặc siêu giỏi mới dám học y" - Bạn T.Vy nêu quan điểm.
Một sinh viên của chính ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh thì khuyên nhủ mọi người nên cân nhắc kỹ quyết tâm của mình. "Mình đang học YDS đây. Sáng đi bệnh viên, chiều đi học, tối lên thư viện, học tiếng Anh, hôm nào đi làm thêm thì khuya lại học tiếp cho kịp. Mình học giỏi suốt 12 năm nhưng khi học Y thì stress thực sự. Nếu được chọn lại có lẽ mình sẽ không vào Y nữa đâu" - Bạn H.H nói. 
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?