10 kỹ năng mềm sẽ có ích cho bất kỳ ngành nghề nào mà bạn chọn

10 kỹ năng mềm sẽ có ích cho bất kỳ ngành nghề nào mà bạn chọn
HHT - Dù sau này bạn sẽ chọn ngành nghề nào, bạn cũng sẽ cần những "kỹ năng mềm cơ bản" – mà có khi bạn tưởng như chẳng liên quan gì đến công việc của mình cả.

Chính vì đây là những kỹ năng rất hữu ích cho mọi công việc, nên bạn hãy bắt đầu rèn luyện từ bây giờ nhé!

1. Kỹ năng viết

Nếu bạn không phải là nhà văn hay biên tập viên, bạn có thể nghĩ rằng kỹ năng viết chẳng liên quan gì đến việc mình làm. Thế nhưng, nếu không thể thể hiện bản thân một cách chính xác bằng văn bản, bạn sẽ rất khó được đánh giá cao. Kỹ năng viết – viết đúng, đủ, phù hợp - cũng rất quan trọng nếu bạn làm việc từ xa, qua e-mail, tin nhắn đấy nhé.

Kỹ năng viết không chỉ cần cho những người làm trong ngành xuất bản.

2. Kỹ năng giao tiếp bằng lời

Kỹ năng này đi song song với kỹ năng viết, và ai cũng cần. Cho dù đó là thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng trong cuộc họp, hay trình bày một bài thuyết trình, hay đơn giản chỉ là nói chuyện phiếm, thì việc giao tiếp tốt để người khác hiểu mình luôn là một trong những kỹ năng quan trọng.

3. Sự tự tin

Sự tự tin là điều bạn có thể luyện tập được. Bạn cần lòng tự tin để cải thiện bất kỳ mặt nào của cuộc sống, bao gồm cả hiệu quả công việc cũng như tâm lý, tinh thần của mình.

Sự tự tin và giao tiếp tốt sẽ có ích cho bạn trong mọi mối quan hệ.

4. Quản lý thời gian

Đây là một trong những chiếc chìa khóa để làm được nhiều việc. Kỹ năng quản lý thời gian bao gồm những việc như: ước lượng được thời gian cho từng nhiệm vụ, sắp xếp thời gian biểu hợp lý, làm việc vào những thời điểm tốt nhất đối với bản thân mình để nâng cao hiệu quả… Tất nhiên, việc quản lý, phân bổ sức lực của bạn còn quan trọng hơn, nhưng dù sao thì mỗi người cũng chỉ có 24h/ngày, nên phân chia thời gian cho hợp lý là điều không thể bỏ qua.

Kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết ngay từ khi bạn đi học, chứ không phải đợi đến khi đi làm.

5. Kỹ năng kết nối

Sẽ rất có lợi nếu trong một buổi hội thảo hay một bữa tiệc đông người mà bạn có thể dễ dàng nói chuyện với một người bất kỳ. Kỹ năng kết nối giúp bạn tìm được thêm khách hàng, mở rộng các mối quan hệ công việc, dễ tìm được việc mới…

6. Kỹ năng công nghệ cơ bản

Dù bạn không làm gì trực tiếp liên quan đến công nghệ, thì bạn vẫn cần những hiểu biết và kỹ năng công nghệ cơ bản, như tìm kiếm trên mạng, kiểm tra các trang web, sử dụng những công cụ giao tiếp online… Ngoài ra, bạn cũng cần chút ít hiểu biết về máy tính để có thể nói chuyện với bộ phận công nghệ khi có vấn đề cần sửa chữa.

Trong thế giới hiện đại, ai cũng cần kỹ năng công nghệ cơ bản.

7. Kỹ năng nghĩ phản biện và giải quyết vấn đề

Dù làm công việc gì, tất cả chúng ta đều phải có những quyết định khi làm việc, đánh giá các ý tưởng và đưa ra những ý tưởng mới. Rất nhiều công việc, về bản chất, là để giải quyết các vấn đề. Biết cách suy nghĩ còn quan trọng hơn là biết phải nghĩ gì, và đây là kỹ năng chúng ta cần luyện tập. Bạn nên tìm hiểu để học cách nghĩ phản biện, kiểu như khả năng quan sát và phán đoán của Sherlock Holmes vậy. Khi đó, bạn tự khắc sẽ sáng tạo hơn nhiều.

8. Kỹ năng thương lượng

Kỹ năng thương lượng là rất quan trọng khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, đối tác, giải quyết xung đột…

Bạn cần kỹ năng thương lượng ngay cả trong việc nói chuyện với bố mẹ, phải không nào?

9. Kỹ năng làm việc nhóm

Các nhà quản lý nhân sự thường nhấn mạnh kỹ năng làm việc nhóm, dù là tuyển người vào vị trí nào. Bởi hầu hết chúng ta đều phải liên quan đến người khác khi làm việc. Những người làm việc theo nhóm tốt cũng là những người giao tiếp tốt, biết chia sẻ, biết nhìn vào mục tiêu chung, biết lắng nghe phê bình, thậm chí là phải hài hước.

Kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện ngay trong những buổi làm bài tập hoặc chơi thể thao cùng bạn bè.

10. Có sự thông cảm và trí thông minh cảm xúc

Sự thông cảm là kỹ năng quan trọng nhất, dù ở công ty hay ở nhà. Thông cảm sẽ giúp bạn hiểu những người xung quanh mình hơn, hiểu được nhu cầu của khách hàng, biết khuyến khích người khác, biết cách giải quyết xung đột… Sự khác biệt giữa hiểu biết và thấu hiểu chính là ở sự thông cảm. Bạn có thể làm tăng sự thông cảm của mình bằng cách chú ý lắng nghe và cố gắng nhìn mọi việc từ nhiều quan điểm khác nhau.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Giữ chặt thành quả bằng cách không bỏ bước và làm những điều đơn giản này

Giữ chặt thành quả bằng cách không bỏ bước và làm những điều đơn giản này

HHT - Một bước đổi đời ai chẳng ham. Nhưng không phải cơ hội lúc nào cũng có, mà có rồi cũng chưa chắc có phải là chuyện tốt lành hay không vì cái gì đến nhanh thì mất cũng nhanh. Thay vì vậy, có thể đổi đời bền vững bằng cách không bỏ bước, làm những điều đơn giản này mỗi ngày. Thành quả có được sẽ nằm chắc trong tay bạn hơn!
Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

HHT - Lười biếng là một loại cảm giác mà nó luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn không thể chiến thắng được nó. Nhưng đừng để suy nghĩ đó đánh lừa, bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này. Khắp phục được thói quen trì hoãn và lười biếng bạn sẽ sống, làm việc hiệu quả và hết công suất hơn rất nhiều.
Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

HHT - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta cảm thấy không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Đặc biệt là khủng hoảng tuổi 18 hay 20, 25 - độ tuổi mà chúng ta dành cả thanh xuân của mình để mơ về tương lai và sự trưởng thành. Lúc này, ta nên ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ hoặc quá sức mà thay vào đó hãy dành thời gian để sống với những điều thực tế.