4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in

4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in
HHT - 4 mỏm đá dưới đây là điểm check-in quen thuộc của dân xê dịch. Khác với vẻ cheo leo trên ảnh sống ảo, sự thật là có những mỏm đá chỉ cách mặt đất khoảng 1 m.
4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 1
Ảnh: Explorerssaurus_.

Pedra do Telegrafo (Brazil) là một mỏm đá nổi tiếng thế giới, thường xuyên xuất hiện trong ảnh check-in của các blogger du lịch. Mới đây, cặp đôi nổi tiếng người Bồ Đào Nha, Raquel - Miguel, đăng tải trên trang cá nhân bức ảnh đu người ở mỏm đá và chịu không ít "gạch đá" từ dân mạng. Nhiều người cho rằng cả hai đang đùa giỡn tính mạng để có được bức hình sống ảo câu like.

4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 2
Ảnh: getgo outdoor.

Nằm ở Pedra do Telegrafo, thuộc công viên tiểu bang Pedra Branca của Brazil, mỏm đá này thu hút du khách đến check-in nhờ vị trí dễ khiến nhiều người lầm tưởng về chiều cao thật của nó. Thực tế, mỏm đá này chỉ cách mặt đất vỏn vẹn 1 m. Tùy vào góc chụp, tảng đá có vẻ chênh vênh. Tuy nhiên, thực tế, ngay dưới mỏm đá này lại là khoảng đất khá rộng rãi và bằng phẳng.

4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 3
Ảnh: Tripadvisor.

Đúng như tên gọi, mỏm đá Potato Chip Rock có hình dạng miếng khoai tây chiên mỏng, chênh vênh bên vách núi Woodson Road (Mỹ). Nằm cách trung tâm thành phố Sandiego (California, Mỹ) khoảng 50 km, mỏm đá sống ảo mỗi ngày chào đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan, chụp ảnh.

4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 4
Ảnh: brian and ashley's hiking.

Phần nhô ra tự nhiên trông kỳ ảo, cùng cảnh quan hùng vĩ phía dưới khiến nhiều người tưởng rằng mỏm đá này rất cao và nguy hiểm. Trên thực tế, Potato Chip Rock chỉ cách mặt đất khoảng 3 m. Tùy vào sự sáng tạo và khéo léo lựa chọn góc của người chụp, du khách sẽ có được những bức ảnh khác xa với thực tế.

 
4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 5
4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 6
Ảnh: hanh_cao97, ivivu.

Tại Việt Nam, mỏm đá trên đỉnh Pha Luông (Sơn La) cũng là điểm check-in thu hút các tín đồ du lịch. Trên thực tế, mỏm đá không quá chênh vênh và nguy hiểm như trong ảnh "sống ảo". Tuy nhiên, du khách nên cẩn thận trong quá trình leo lên đỉnh Pha Luông vì địa hình khá dốc. Mỏm đá cách mặt đất thấp nhưng nằm ở vị trí cao, đông người qua lại chụp hình, có thể gây nguy hiểm nếu bạn không chú ý.

 
4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 7
4 mỏm đá sống ảo nổi tiếng mà cư dân mạng nào cũng muốn check-in ảnh 8
Ảnh: phuongnt93, kien nguyen.

Cách trung tâm Hà Nội chừng 10 km, mỏm đá ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất cũng từng làm mưa làm gió dân phượt. Để đến được mỏm đá, bạn phải leo đồi khoảng 1 giờ. Trên ảnh check-in, địa điểm này tạo cảm giác chênh vênh. Trong thực tế, mỏm đá chỉ nhô ra một chút và cách mặt đất khoảng 5 m. Vì nằm ở địa hình dốc, du khách nên cẩn thận khi chụp hình tại mỏm đá này.

Link bài gốc: https://news.zing.vn/4-mom-da-song-ao-noi-tieng-gay-chu-y-dan-mang-post1018945.html

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?