Bạn đã từng nếm những cây kem siêu "kỳ lạ" này của Nhật chưa?

Bạn đã từng nếm những cây kem siêu "kỳ lạ" này của Nhật chưa?
HHT - So với Việt Nam thì cái nóng tại Nhật khắc nghiệt và khó chịu hơn rất nhiều. Và món kem chính là vị cứu tinh tuyệt vời nhất. Hãy cùng làm một “tour du lịch” cà rem vòng quanh nước Nhật nhé!

Kem dát vàng Kanazawa

Kem dát vàng Kanazawa tất nhiên có đặc điểm rất riêng. Từ xa xưa, Kanazawa đã rất nổi tiếng với đặc sản là vàng, nên chuyện có vàng trên kem không có gì là lạ lẫm. Ngôi chùa vàng nổi tiếng ở Kyoto là một phần góp sức rất lớn của Kanazawa đấy. Ngoài kem ra còn có bộ ấm trà, giấy gói quà hay đồ gia dụng được dát vàng.

Công thức của món kem rất đơn giản: kem hương vani được cho vào ốc quế, sau đó cho thêm một lá vàng nguyên chất ăn được bên trên. Nhiều bạn sẽ thắc mắc ăn vàng liệu có bị gì không? Nhưng theo khoa học, vàng là một loại “thức ăn” khá tốt cho sức khoẻ nên đừng lo lắng nhé. Vàng không có mùi vị gì rõ rệt. Lá vàng mỏng tới mức tan ngay khi vừa chạm vào lưỡi. Trong văn hóa Nhật Bản, vàng được cho là có tác dụng giúp thực khách trẻ lâu và trường thọ nữa đấy.

Bạn đã từng nếm những cây kem siêu "kỳ lạ" này của Nhật chưa? ảnh 1

Kem được làm từ sữa tươi nguyên chất, và giữ lạnh ở một nhiệt độ thích hợp. Có hai loại là dát vàng và rắc vụn vàng. Khi ăn món kem này, miệng của bạn sẽ bị dính là vàng nên chắc chắn rất buồn cười. Nhớ chụp lại khoảnh khắc thú vị ấy và khoe với bạn bè nếu có dịp ghé thăm “thủ phủ vàng” Kanazawa nhé!

Kem 62,5 độ C ăn vào... mùa Đông

Hay còn gọi được xem là kem có sấy bằng máy cũng không chảy. Vẫn là Kanazawa - nơi tiêu thụ kem nhiều nhất nước Nhật, đã ra đời một loại kem độc nhất vô nhị này. Nhìn bề ngoài trông không khác gì những cây kem bình thường. Nhưng nhiệt độ của cây kem lên tới 62,5 độ C. Nếu nhiệt độ có tăng lên 80 độ C, kem cũng sẽ không bị chảy. Tuy nhiên cây kem rất có thể sẽ bốc cháy. Thật khó tin!

Bạn đã từng nếm những cây kem siêu "kỳ lạ" này của Nhật chưa? ảnh 2

Điều thú vị là dù có nhiệt độ cực kì cao và khó hạ nhiệt, nhưng vị ngon ngọt của kem vẫn không có gì thay đổi. Mùa Hè đã nóng lại ăn cây kem nhiệt độ cao này thì quả là thảm họa, cho dù kem có không bị chảy. Cây kem này có lẽ chỉ phù hợp với người mê kem để ăn vào mùa đông thôi nhỉ. Nhưng kem 62,5 độ C vẫn là cây kem siêu “HOT” theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đấy! 

Kem càng ăn càng nóng đổ lửa

Nếu đã từng thử qua nước uống có gas của Nhật tên là Ginger Ale, chắc chắn bạn cũng biết đến vị cay nồng của gừng và ớt rất đặc trưng của loại nước này. Vẫn lấy “cảm hứng” từ Ginger Ale, người Nhật đã “nâng tầm” mùi vị ấy lên một mức “cay” mới với sản phẩm kem. Vị cay kèm theo đó là sự tê lạnh của que kem có thể “đốt cháy” vòm họng của bạn.

Bạn đã từng nếm những cây kem siêu "kỳ lạ" này của Nhật chưa? ảnh 3

Kem này khi ăn vào, lúc đầu sẽ rất thơm ngon, mát lạnh, nhưng vị cay nồng sẽ ghé thăm bạn ngay lập tức và có thể buốt hết cả óc đấy. Bên dưới lớp kem còn có kẹo soda chanh ngọt ngọt nữa. Nhưng rõ ràng là vị cay sẽ xâm chiếm toàn bộ cơ thể của bạn. Nếu ăn vào mùa đông có vẻ hợp lý hơn nhỉ. Gừng là để giữ ấm mà. Tuy nhiên ăn vào mùa Hè cũng khá thú vị đấy.

KEM ỐNG - Ảnh tổng hợp từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?