Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách
HHT - Khánh thành hồi tháng 8, cầu “bàn tay Phật ngọc trắng” Thái Hồng Tiên Thủ tại một khu du lịch ở Phúc Kiến (Trung Quốc) trở thành điểm check-in hút khách trong thời gian qua.
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 1
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 2
Ảnh: Lotour, Nk7.

Cầu Thái Hồng Tiên Thủ là công trình nổi bật của khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà (thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Tương tự các cây cầu kính khác ở Trung Quốc, cầu Tiên Thủ có mặt kính trong suốt dài 99 m, uốn cong, nhô ra khỏi sườn núi, tạo cho du khách cảm giác hồi hộp khi bước đi.

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 3
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 4
Ảnh: Sohu.

Cây cầu bắt đầu được xây dựng từ tháng 8/2018 với tổng kinh phí 16 triệu nhân dân tệ (gần 2,3 triệu USD). Nằm ở vùng khí hậu mát mẻ giữa núi Tiên Đình, Thái Hồng Tiên Thủ lấy hình ảnh cầu vồng làm chủ đạo nghệ thuật. Nhiều thời điểm trong ngày, mặt kính hiện lên hiệu ứng cầu vồng ấn tượng và kính nứt dọa người. Đứng trên cầu, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh núi rừng hùng vĩ phía xa và bên dưới.

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 5
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 6
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 7
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 8
Ảnh: Lotour.

Bước vào khu thắng cảnh Cổ Khê Tinh Hà, du khách có thể thấy bàn tay mảnh khảnh, trắng như ngọc mọc ra từ vách đá. Bàn tay Bạch Ngọc Tiên Thủ này là điểm nhấn của cầu Thái Hồng. Được thiết kế bởi đội ngũ nghệ thuật của học viện Mỹ thuật Phúc Châu, bàn tay Phật khổng lồ có cấu tạo từ khung thép và xi măng cốt thép, dài 23 m, rộng 9,9 m và cao 19 m. Khi vừa khách thành hồi tháng 8, cầu Thái Hồng Tiên Thủ đã nhận kỷ lục Guinness: "Tác phẩm điêu khắc hình tay Phật lớn nhất thế giới".

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 9
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 10
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 11
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 12
Ảnh: Kuaibao, Lotour, Molang.

Cầu Thái Hồng Tiên Thủ khiến nhiều người liên tưởng đến cầu Vàng Đà Nẵng, công trình kiến trúc nổi tiếng được truyền thông quốc tế nhiều lần ca ngợi. Trên thực tế, bàn tay của cầu Tiên Thủ theo phong cách tay nữ, không chỉ là thiết kế sáng tạo độc đáo, mà còn là di sản văn hóa Phật giáo về lòng hiếu thảo. Công trình được xây dựng dựa trên truyền thuyết về người con trai lên núi hái thuốc chữa bệnh cho mẹ. Do đó, du khách có sự quan tâm nhiều hơn và mong muốn đến trải nghiệm.

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 13
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 14
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 15
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 16
Ảnh: Weibo.

Chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, nhiều du khách rất hài lòng với trải nghiệm tại cây cầu tay Phật Thái Hồng Tiên Thủ. Một người viết: “Đây chính là điểm đến mùa thu yêu thích của tôi, cây cầu đặc biệt ngoạn mục với cầu vồng rực rỡ và có tầm nhìn tuyệt đẹp ra khung cảnh thiên nhiên”. Du khách khác tỏ ra thích thú: “Phúc Châu đã có cầu bàn tay và là cây cầu “cầu vồng” đầu tiên”.

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 17
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 18
Ảnh: Jsusu.

Là công trình kiến trúc hiện đại nổi bật giữa thiên nhiên núi rừng, cầu Thái Hồng Tiên Thủ sừng sững giữa vùng đất sương mù mờ ảo. Càng lên cao, thân cầu càng bị bao phủ bởi mây trời khiến du khách cảm giác như "lạc đến tiên cảnh", bước trên những đám mây đầy màu sắc rực rỡ và chạm đến trời xanh.

Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 19
Bàn tay Phật ngọc Trung Quốc đẹp lung linh trong ảnh check-in của du khách ảnh 20
Ảnh: Lotour.

Một cảnh tượng đẹp mê ly mà du khách mong đợi khi đến khu thắng cảnh Cổ Khê Tinh Hà là ngắm nhìn bầu trời đêm đầy sao. Cầu Thái Hồng Tiên Thủ trở thành địa điểm hoàn hảo để các nhiếp ảnh gia chụp dải ngân hà và là nơi lãng mạn du khách tìm kiếm ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm với những người thân yêu nhất.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?