“Bao bì” của "cây kiếm nhỏ" chưa tuột xuống có thể là coi là bình thường không?

“Bao bì” của "cây kiếm nhỏ" chưa tuột xuống có thể là coi là bình thường không?
HHT - Khi mới sinh ra, bất kỳ một em bé trai nào cũng có một lớp da bao bọc ở phía đầu của "cây kiếm nhỏ", có nhiệm vụ bảo vệ cho phần đầu của "cây kiếm". Lớp da này được gọi là “bao quy đầu”.

Ban đầu, lớp da này sẽ dính chặt vào phía đầu của "cây kiếm", lúc này hiện tượng đó là hoàn toàn bình thường. Khi bé trai lớn dần lên, lớp “bao bì” này sẽ tuột dần xuống, vì tuột dần xuống như vậy nên nhiệm vụ bảo vệ của “bao bì” không còn nữa. Bố mẹ chúng ta và sau này là chính là chúng ta sẽ phải tự bảo vệ "cây kiếm" khỏi sự xâm nhập của chất bẩn và các loại vi khuẩn bằng cách vệ sinh "kiếm" hàng ngày.

“Bao bì” của "cây kiếm nhỏ" chưa tuột xuống có thể là coi là bình thường không? ảnh 1

Khi nào thì lớp da của bao quy đầu phải tuột xuống?

Thông thường khi các bé trai được 5 tuổi, lớp da của “bao bì” sẽ ngoan ngoãn tuột xuống, tất nhiên là cũng phải có sự tác động của chính bé trai hoặc bố mẹ các bé. Việc tuột bao quy đầu xuống nên được thực hiện hàng ngày một cách thật nhẹ nhàng vào những lúc tắm rửa. Tuyệt đối không kéo bao quy đầu xuống quá mạnh nhé, nguy hiểm lắm đấy vì việc đó có thể gây nên những vết rách nhỏ xíu, sẽ đau vô cùng. Cũng không nên dùng xà phòng để vệ sinh "kiếm, vì lớp da phía đầu "kiếm" rất nhạy cảm, nó có thể phản ứng với xà phòng gây ngứa rát. Chỉ nên dùng sữa tắm thôi nhé!

“Bao bì” của "cây kiếm nhỏ" chưa tuột xuống có thể là coi là bình thường không? ảnh 2

Nếu lớp “bao bì” này cứng đầu mãi không chịu tuột xuống thì sao?

Thì chắc chắn phải đi gặp bác sĩ rồi. Sẽ có một vài trường hợp như thế này xảy ra:

- Nếu chưa đến mức phải tiểu phẫu, bác sĩ sẽ cho một loại kem chuyên dùng để tuột bao quy đầu, loại kem này sẽ làm mềm lớp da của “bao bì” và giúp nó tuột xuống dễ dàng.

- Nếu cần phải tiểu phẫu để bắt lớp “bao bì” đáng ghét kia phải tuột xuống, bác sĩ thực hiện một tiểu phẫu đơn giản. Sau đó chỉ mất một tuần chăm sóc "cây kiếm" kỹ càng theo hướng dẫn của bác sĩ, mọi chuyện sẽ lại trở lại bình thường, thậm chí còn tốt hơn cả khi chưa tiểu phẫu ấy chứ.

“Bao bì” của "cây kiếm nhỏ" chưa tuột xuống có thể là coi là bình thường không? ảnh 3

- Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, do lớp “bao bì” ngoan cố bao bọc, khiến cho việc vệ sinh "cây kiếm" quá khó khăn, gây nên viêm nhiễm, bạn sẽ vừa phải chịu tiểu phẫu, vừa phải chịu sự điều trị viêm nhiễm. Sẽ khá mất thời gian đấy nhưng như thế còn hơn là để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng làm bố sau này, đúng không nào?

- Còn một trường hợp nữa, đó là khi lớp “bao bì” đã ngoan ngoãn tuột xuống, nhưng lại dở chứng tắc lại ngay phía sau của “đầu rùa”, đây gọi là trường hợp nghẹt bao quy đầu. Nếu chẳng may gặp trường hợp này, phải thông báo cho bố mẹ để được cấp cứu tới bác sĩ ngay lập tức nhé!

CẨM NANG TEEN

MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm