Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết

Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết
HHT - Ở một số nước, người dân có thói quen tặng nhau những phong bao lì xì màu đỏ vào dịp đầu năm vì tin rằng sẽ mang tới nhiều may mắn.

Văn hóa tặng tiền mừng tuổi ở Trung Quốc

Phong tục tặng những phong bao lì xì đỏ ngày tết xuất hiện từ câu chuyện dân gian của người Trung Hoa. Tại quốc gia này, các phong bao được gọi là "Hong Bao" (Hồng bao). Như tên gọi, người dân sẽ dùng phong bao màu đỏ đựng tiền bên trong.

Họ quan niệm, màu đỏ là biểu tượng của may mắn và hạnh phúc. Bởi vậy, mỗi dịp xuân về, du khách sẽ thấy màu đỏ tràn ngập khắp phố xá ở Trung Quốc cũng như những khu phố người Hoa trên thế giới. Và phong bì màu đỏ cũng mang ý nghĩa tương tự.

 
Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết ảnh 1

Người Trung Quốc tặng nhau tiền lì xì luôn theo nguyên tắc nhất định. Họ không để tiền có mệnh giá liên quan tới số 4 bởi con số này phát âm giống với từ "Chết", mang ý nghĩa kém may.

Thông thường, tiền trong phong bì không quan trọng nhiều hay ít, nhưng nhiều người thích số 8, bởi phát âm giống với từ "Phát" trong "phát tài", hoặc số 9, vì số này mang ý nghĩa "trường tồn, sống thọ".

 
Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết ảnh 2

Ngày nay, phong tục tặng nhau những phong bao lì xì đỏ ngày đầu năm của người Hoa đang bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự xuất hiện của công nghệ. Người ta bắt đầu quen với việc tặng Hong bao mừng tuổi qua điện thoại thông minh. Dịch vụ này đang trở nên tiện lợi được nhiều người trẻ sử dụng.

Phong bì lì xì của người Nhật rất đa dạng

Vào dịp đầu năm, người Nhật cũng có truyền thống tặng tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Món tiền để trong phong bì nhiều màu sắc, rất đa dạng mà không theo nguyên tắc nào, được gọi chung với cái tên Otoshidama-bukuro.

 
Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết ảnh 3

Từ thời xa xưa, Otoshidama-bukuro vốn là từ dùng để chỉ bánh gạo. Người Nhật tin rằng, bánh gạo là biểu trưng cho thần năm mới. Linh hồn của thần sẽ nhập vào những chiếc bánh gạo. Nếu ăn chúng, người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Thế nhưng, kể từ thời Edo (cách đây hơn 400 năm), người Nhật đã thay thế bánh gạo bằng những phong bao lì xì. Mỗi phong bì giấy được trang trí bắt mắt với màu sắc sặc sỡ, đặt trong đó một món tiền nhất định. Số tiền cũng không giới hạn là bao nhiêu.

Khi trẻ nhỏ bước sang giai đoạn tuổi trưởng thành sẽ không nhận Otoshidama-bukuro nữa. Thay vào đó, họ sẽ tặng lại phong bì cho người già trong nhà hoặc trẻ nhỏ, kèm lời chúc may mắn cả năm.

Người Hàn không chỉ lì xì tiền vào năm mới

 
Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết ảnh 4

Sau bữa ăn đầu năm, các thế hệ trong gia đình người Hàn lại làm lễ bái lạy người lớn và tặng quà. Tiếp đó, ông bà sẽ chúc con cháu và tặng trẻ nhỏ tiền mừng tuổi còn gọi là Sebaetdon.

 
Bao lì xì đỏ ngày Tết - Những điều không phải ai cũng biết ảnh 5

Khác với nhiều quốc gia, người Hàn lại gửi tặng những phong bao lì xì màu trắng. Trên mỗi phong bao còn ghi tên người nhận. Họ không chỉ tặng con cháu những món tiền, bên trong còn có thể là vàng, ngọc, hay đá quý - những món biểu tượng cho phúc lộc, phát tài đầu năm.

Tùy điều kiện kinh tế từng gia đình, các món quà mừng tuổi có những thay đổi, nhưng đều chung ý nghĩa về giá trị tinh thần thiêng liêng.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?