Bị lừa đảo yêu cầu chứng minh tài sản, nam sinh viên ở Hà Nội chuyển khoản 1 tỷ

0:00 / 0:00
0:00
Do không nắm được thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, nam sinh viên A. đã chuyển hơn 1 tỷ đồng cho đối tượng.

Sáng 17/3/2025, nam sinh viên A. (sinh viên một trường Đại học tại Hà Nội) nhận được điện thoại tự xưng là cán bộ Công an gọi điện thông báo thông tin cá nhân của A. đang liên quan đến một tài khoản rửa tiền, cần phải đến Công an TP. Hải Phòng để làm việc rồi yêu cầu nam sinh viên chứng minh tài sản trong ngân hàng.

Bị lừa đảo yêu cầu chứng minh tài sản, nam sinh viên ở Hà Nội chuyển khoản 1 tỷ ảnh 1

Thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là mới. Ảnh minh họa từ Internet.

Do không nắm được thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, nam sinh viên A. đã chuyển hơn 1 tỷ đồng cho đối tượng. Sau đó, phát hiện mình bị lừa nên A. đã đến cơ quan Công an phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy trình báo.

Thủ đoạn giả danh các cơ quan chức năng gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là mới nhưng nhiều người vẫn chủ quan, mất cảnh giác. Đặc biệt là nhiều trường hợp là thanh niên trẻ do chủ quan, ít cập nhật thông tin cảnh báo lừa đảo đã sập bẫy của các đối tượng.

Bị lừa đảo yêu cầu chứng minh tài sản, nam sinh viên ở Hà Nội chuyển khoản 1 tỷ ảnh 2

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không gọi điện yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc cài đặt phần mềm để phục vụ điều tra. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Bị lừa đảo yêu cầu chứng minh tài sản, nam sinh viên ở Hà Nội chuyển khoản 1 tỷ ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

HHT - Trong ngày tổng duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến đường trung tâm TP.HCM từ nửa đêm để chờ đón những khoảnh khắc diễu binh, diễu hành đầy tự hào. Giữa không khí ngập sắc cờ đỏ sao vàng, từng tiếng hát, từng lời hô càng thêm vang vọng hào khí của ngày hội non sông.
Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

HHT - Những ngày cuối tháng 4 này, TP.HCM rợp bóng cờ hoa và tràn ngập không khí hào hùng, khi từng bước chân của các chiến sĩ trẻ hòa cùng tiếng reo hò của người dân, chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (chiến dịch A50). Giữa không khí thiêng liêng ấy, mỗi câu chuyện nhỏ từ những thành viên tham gia diễu binh lại càng làm sống động hơn tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Hình ảnh xúc động Sơ duyệt đại lễ 30/4: Khối đứng nghiêm trang trong mưa, khối diễu binh đi cùng nhân dân

Hình ảnh xúc động Sơ duyệt đại lễ 30/4: Khối đứng nghiêm trang trong mưa, khối diễu binh đi cùng nhân dân

HHT - Bất chấp cơn mưa bất chợt giữa lòng thành phố, buổi Sơ duyệt cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động. Hàng ngàn người dân đã có mặt từ sớm, cùng các lực lượng tham gia diễu binh tạo nên một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi từng ánh mắt, từng bước chân đều lặng thầm nói lên niềm tự hào dân tộc.