Bộ Giáo dục giải trình về VNEN và sách Công nghệ giáo dục

Bộ Giáo dục giải trình về VNEN và sách Công nghệ giáo dục
HHT - Bộ GD&ĐT giải trình về mô hình trường học mới và sách Công nghệ giáo dục với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng sau khi có kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành SGK.
Bộ Giáo dục giải trình về VNEN và sách Công nghệ giáo dục ảnh 1
Sách giáo khoa VNEN.

Sách VNEN đắt do giấy in tốt hơn?

Bộ GD&ĐT cho biết, Dự án mô hình trường học mới (mô hình VNEN, một phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm triển khai từ 2012 và đã tổng kết vào tháng 5/2016.

Sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), học sinh sử dụng sách hướng dẫn học theo mô hình VNEN thay cho sách giáo khoa hiện hành, trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục chỉ biên soạn sách "Hoạt động giáo dục" dành cho giáo viên để tổ chức hoạt động học cho học sinh.

Đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật học sinh vẫn sử dụng sách giáo khoa hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên giao. Các bài học trong sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN được thiết kế thành các hoạt động học để giáo viên hướng dẫn học sinh tự lực nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức, dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh thực hành, báo cáo, thảo luận, phát triển năng lực.

Do vậy, sách Hướng dẫn học có số trang nhiều hơn sách giáo khoa thông thường, được in 4 màu, khổ sách 19x27cm, chủng loại giấy in tốt hơn,… (sách giáo khoa thông thường khổ sách 17x24cm) nên có giá cao hơn sách giáo khoa thông thường khoảng 1,5-1,6 lần. Giá sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN cũng do Bộ Tài chính quản lí như đối với sách giáo khoa.

Bộ GD&ĐT cho rằng, kết quả triển khai Dự án cho thấy phương thức dạy học theo mô hình trường học mới có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh học tập tích cực trên cơ sở việc tự học, tự quản dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường.

Tuy nhiên, việc triển khai phương thức dạy học theo mô hình trường học mới cũng đã bộc lộ một số bất cập. Một số nhà trường chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đã tổ chức triển khai (giáo viên chưa được tập huấn bồi dưỡng một cách đầy đủ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về thiết bị dạy học, sĩ số lớp học đông...) dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận.

Theo Bộ GD&ĐT, để thực hiện phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm theo mô hình trường học mới đạt chất lượng và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2016 và công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 8 năm 2017 yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo rà soát, đảm bảo các điều kiện thực hiện mô hình trường học mới.

Trên cơ sở đó, các địa phương chỉ đạo các trường chỉ tổ chức thực hiện mô hình khi đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, các trường chưa đủ điều kiện có thể lựa chọn thực hiện một số thành tố tích cực của mô hình.

Tài liệu Tiếng Việt – Công nghệ Giáo dục: Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện

Bộ GD&ĐT cho biết, với tài liệu TV1- CNGD, theo Bộ GD&ĐT, đây là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại và từng bước phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài, Dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ và được áp dụng vào dạy học ở trường Thực nghiệm, Hà Nội.

Từ kết quả triển khai ở trường Thực nghiệm, Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho một số địa phương áp dụng thí điểm và đến năm học 2001-2002 đã có 43 tỉnh, thành phố tự nguyện sử dụng Tài liệu TV1-CNGD. Tuy nhiên ở các địa phương này, không phải 100% các trường tiểu học đều dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Tài liệu này mà có nơi chỉ một số ít trường.

Đến năm học 2002-2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1-CNGD. Tuy nhiên, sau một số năm GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.

Bộ Giáo dục giải trình về VNEN và sách Công nghệ giáo dục ảnh 2
Sách Công nghệ giáo dục.

Bộ GD&ĐT cho hay, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGD Việt Nam , năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giản các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Tài liệu TV1-CNGD.

Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu TV1-CNGD đã được các tác giả chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

Căn cứ ý kiến Kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở GDĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.

Tuy nhiên, hiện nay tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức vì theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông,... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”.

Do vậy, cùng với bộ sách giáo khoa hiện hành, Tài liệu TV1-CNGD được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường.

Bộ GD&ĐT cho hay, khi Chương trình GDPT mới được ban hành, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 "có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học", tất cả các sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua.

Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo Chương trình GDPT mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?