Theo đó, công dân cứ đến độ tuổi theo quy định ở các mốc 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải tiến hành đổi Căn cước công dân. Tại mặt trước của thẻ có ghi thời hạn sử dụng, người dân rất thuận tiện để theo dõi thời hạn của thẻ.
Một số trường hợp đặc biệt, nếu công dân đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip năm 24 tuổi, thì thẻ Căn cước công dân gắn chip này có giá trị sử dụng đến năm công dân 40 tuổi. Những công dân đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.
(Ảnh minh hoạ từ Internet) |
Trong trường hợp công dân đi làm Căn cước công dân gắn chip đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Như vậy, công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Những công dân trên 60 tuổi đang sử dụng Căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip.
Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị xem là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ. Người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD". Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.