Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mỗi trường hợp là một bi kịch khác nhau của mỗi gia đình, nhưng giống nhau ở chỗ các nạn nhân đều đã âm thầm chống chọi với những suy nghĩ tiêu cực từ rất lâu mà gần như chẳng thể chia sẻ cùng ai.

Ngày 1/4, trong khi Facebook đang ra rả những dòng trạng thái "Tháng Tư là lời nói dối của em", tin tức về hai vụ tự tử của hai học sinh khiến cộng đồng mạng choáng váng.

Tại Bắc Ninh, sáng ngày 31/3, một nữ sinh lớp 8 tự vẫn tại nhà riêng, để lại thư và nhật ký tự nhận lỗi về mình. Em xin lỗi và cảm ơn gia đình, vì tất cả.

Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì? ảnh 1

Tại hiện trường, gia đình phát hiện nữ sinh lớp 8 có để lại thư và nhiều trang nhật ký nói về việc mình sắp đi xa.

Rạng sáng ngày 1/4, nam sinh lớp 10 tại một trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội nhảy xuống từ tầng 28 sau lá thư tuyệt mệnh viết vội trên trang vở.

Trước sự ra đi của hai sinh mệnh còn quá trẻ, người ta không khỏi xót xa cho những người ở lại, nhưng đồng thời thấm thía những tổn thương tinh thần mà người trẻ đã và đang phải trải qua trong suốt năm tháng trưởng thành.

"Em học sinh này đã đau đớn trong bao lâu, sao không ai hay biết gì?"

Chia sẻ trên trang cá nhân, TS. Đặng Hoàng Giang (tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như Bức xúc không làm ta vô can, Đại dương Đen) đã đặt ra một câu hỏi như thế. Đứng từ góc độ tâm lý, TS. Đặng Hoàng Giang đề cập:

"Mỗi sinh vật đều có bản năng bảo toàn thân thể và tránh cái đau; để tìm tới lối thoát là kết thúc sự tồn tại của mình, nó phải trải qua nỗi đau tinh thần thống khổ cùng cực. Em học sinh này đã đau đớn trong bao lâu, sao không ai hay biết gì?"

Cần bao nhiêu cái chết như của em hôm qua nữa để người lớn thay đổi?"

Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì? ảnh 2

Bên dưới phần bình luận, TS. Đặng Hoàng Giang cũng nhấn mạnh về những định kiến về vấn đề tự sát. Ảnh: FBNV.

"Nếu đã yêu thương con, đừng coi con như một ngoại lệ"

Chia sẻ về hai câu chuyện thương tâm vừa qua, tài khoản Facebook M.Đ cũng đưa ra quan điểm cá nhân. Anh nhớ lại, trong những lần trò chuyện với phụ huynh, đồng nghiệp về chủ đề nhạy cảm, hầu hết phụ huynh đều "xem con mình là ngoại lệ".

"Chị không có vấn đề gì với các bạn đồng tính, nhưng chị không chấp nhận con chị đồng tính." Có vài người không nói gì, nhưng gật gù.

Nhiều phụ huynh luôn "loại trừ" con mình khỏi những khác biệt.

"Chị không vấn đề gì với việc có những đứa trẻ học không giỏi, nhưng chị không muốn con mình học kém."

"Chị thấy mấy người trầm cảm không có giống nó, ngày nào trông nó cũng vui vẻ mà."

Ai cũng tin rằng cuộc sống dù có xấu xa như nào thì cây táo vẫn nở hoa với bản thân mình, gia đình mình. Chuyện ngoài kia là chuyện của những điều xa xôi. Con mình sẽ học giỏi, con mình sẽ không đồng tính, trầm cảm không phải là điều con mình sẽ trải qua, đánh con một xíu chắc cũng không sao..."

Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì? ảnh 3

Sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ, còn phải là sự chia sẻ, quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Ảnh minh họa từ Internet

Đồng quan điểm, tài khoản L.N cũng bộc lộ, sự yêu thương trong thời đại mới, không chỉ thể hiện ở vấn đề vật chất, mà còn phải quan tâm, chăm sóc cho sức khỏe tinh thần.

"Trong những năm tháng trưởng thành đầy phức tạp, người trẻ không chỉ loay hoay để hiểu được giá trị của bản thân, định nghĩa được mình đang sống vì điều gì mà còn luôn khao khát được lắng nghe, được bày tỏ rất nhiều những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Nếu không được hồi đáp lại với những cảm thông và sự tôn trọng, những cảm xúc ấy trở thành những dồn nén, dễ dàng hình thành nên những thương tổn trong chặng đường phát triển tiếp theo."

"Hãy tội nghiệp những người đang sống"

Ngay khi vụ việc thương tâm xảy ra, đoạn video ghi lại hình ảnh cuối cùng của nam sinh bỗng chốc bị đăng tải lên mạng xã hội. Tài khoản T.L đưa ra ý kiến:

"Dù đang đau lòng và bàng hoàng đến đâu, mình chỉ nghĩ gia đình của em đang là những người bàng hoàng nhất, đau khổ nhất.

Đã quá muộn để làm gì cho em, nhưng không quá muộn để tỉnh táo và không làm một gia đình giữa bi kịch lại thêm rối loạn, khủng hoảng. Những phân tích, chia sẻ, rút ra bài học, mong đừng làm tổn thương hay nặng nề thêm cho gia đình.

Dumbledore từng nói: Harry à, đừng tội nghiệp cho người chết. Tội nghiệp những người còn sống ấy. Dont pity the dead. Pity the living."

Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì? ảnh 4
Bên dưới phần bình luận, không ít netizen cũng bày tỏ sự cảm thông cho gia đình, những người ở lại. Ảnh chụp màn hình

Sau tất cả, rút ra bài học cho chính mình để yêu thương đúng cách mới là điều ý nghĩa nhất chúng ta có thể làm.

Câu hỏi day dứt sau những vụ tự tử của người trẻ: Chúng ta lẽ ra đã có thể làm gì? ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm