Cảm giác tội lỗi khi bỏ đi thứ còn tốt nhưng vô dụng
Quyết định giữ lại một vật gì đó cần phải xem xét nó tùy thuộc vào giá trị thực sự của vật đó chứ không phải dựa trên cảm giác tội lỗi. |
Chính cảm giác này là nguyên nhân khiến bạn không thể từ bỏ bất kì thứ gì, cho đến khi mọi thứ đều ùn ứ và quá tải. Quyết định giữ lại một vật gì đó cần phải xem xét nó tùy thuộc vào giá trị thực sự của vật đó chứ không phải dựa trên cảm giác tội lỗi.
Hãy học cách từ bỏ những thứ không còn quan trọng, những thứ không còn phù hợp nữa và những thứ không còn sử dụng được nữa.
Nâng cao quan điểm và gắn ý nghĩa vào mọi thứ
Bạn giữ vỏ bao lì xì hồi nhỏ, vỏ kẹo đã ngừng sản xuất... Ai cũng có kỷ niệm nhưng bạn lại đi kỷ niệm mọi mặt cuộc sống. Mỗi một món đồ đối với bạn đều có một ý nghĩa và chứa đựng những kí ức riêng. Vì vậy bạn rất khó buông bỏ và sợ rằng không có những thứ đó bạn sẽ quên mất đi những kỉ niệm đẹp từng trải qua. Nhưng không, những kí ức quan trọng của chúng ta đều được lưu giữ mà không cần có một thứ gì đại diện.
Bạn chỉ nên dành một ít không gian cho những món đồ vật mang lại nhiều cảm xúc và bày biện trang trí nhẹ nhàng để gợi nhớ kỉ niệm, đừng biến chúng thành một nhà kho chứa đồ cũ đóng bụi trong nhà thì rốt cuộc bạn cũng chẳng nhớ nỗi cái gì kỷ niệm cho cái gì.
Sợ tự trách bản thân kiểu như: "Biết bây giờ cần không có thì hồi đó đã không vứt đi rồi!"
Hãy phân định rõ chúng có vô dụng hay không bằng cách lên lịch và kế hoạch sử dụng cụ thể cho từng món đồ. |
Ai cũng có đôi lần thốt lên câu đó. Thế là về sau không bỏ đi thứ gì cả vì sợ sau này cần mà không có. Nhưng rất vô lý, vì hàng triệu kịch bản xảy ra và bạn không thể đoán trước, chẳng lẽ giữ lại hàng triệu thứ? Thay vì vậy hãy học cách xoay sở khi cần. Lúc cần thì chấp nhận mua mới, hoặc xoay sở thay thế vì cuộc sống đúng vốn là như vậy.
Nếu không bạn sẽ cực kỳ nặng nề với một mớ đồ đạc và tâm lý luôn phòng thủ lo âu. Nó sẽ khiến bạn vướng lại với những món đồ trông có vẻ sẽ hữu dụng một ngày nào đó (chưa xảy ra).
Hãy phân định rõ chúng có vô dụng hay không bằng cách lên lịch và kế hoạch sử dụng cụ thể cho từng món đồ, nếu bạn không thể có được thời điểm thích hợp để sử dụng món đồ đó ở tương lai gần, hãy mạnh dạn loại bỏ.
Bạn biết thay đổi sẽ tốt hơn nhưng lại lỡ thích nghi thoải mái với tình trạng tệ hơn này rồi
Bạn không dám tin vào bản thân, sợ rằng mình sẽ khó chịu khi thay đổi thói quen, lỡ đâu mình thấy hoảng sợ. |
Nhìn thấy đồ đạc ngổn ngang và lổn ngổn khắp nơi đúng là stress và ám ảnh thật, nhưng bạn chưa thoải mái để thay đổi và sợ phải từ bỏ thói quen tích trữ/ mua sắm. Nhưng đắm chìm trong vùng an toàn không khiến bạn trưởng thành và hạnh phúc. Khi nó đã trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần của bạn, bạn phải cố gắng để đối diện và giải quyết chúng.
Hãy tập loại bỏ mọi cảm xúc khi thực tập thói quen buông bỏ bớt đồ đạc, từ từ bạn sẽ được giải thoát.