Chưa cần tập thể dục mệt nhoài, bạn đã khỏe hơn nhiều nhờ nhai thật kỹ

Chưa cần tập thể dục mệt nhoài, bạn đã khỏe hơn nhiều nhờ nhai thật kỹ
HHT - Người xưa đã phát hiện “nhai kỹ, no lâu” thì ngày nay khoa học đã chứng minh nhai kỹ là vô cùng có lợi cho sức khỏe.

Nhai kỹ được áp dụng như thế nào? Đối thức ăn rắn, chúng nên được nhai tối thiểu 30 - 40 lần đến khi nhuyễn mới nuốt. Đối với dạng thức ăn mềm, lỏng như bún, cháo thì ta cũng nên nhai 8-10 lần.

Lưu ý đây chỉ là con số tương đối để làm thức ăn nhuyễn, điều này có thể còn phụ thuộc đến cơ hàm nhai, quá trình ăn… của bạn. Vì vậy chúng ta có thể luyện tập thử cho những lần ăn đầu tiên theo con số đề xuất, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với bản thân và hình thành thói quen nhai kỹ.

Chưa cần tập thể dục mệt nhoài, bạn đã khỏe hơn nhiều nhờ nhai thật kỹ ảnh 1

Những lợi ích đem lại cho cơ thể khi bạn nhai kỹ chính là:

Nhai kỹ giúp bạn hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nhai kĩ sẽ giúp chúng ta phá được lớp vỏ cellulose của thức ăn để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn.

Nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn. Bao tử sẽ dễ tiêu hóa những mẩu thức ăn nhỏ hơn là những mẩu “anh chị” đáng gờm. Đồng thời khi bạn nhai nhiều, nước bọt được tiết ra nhiều hơn, nó chứa một số enzyme giúp phân hủy thức ăn và tăng cường tiêu hóa.

Nếu bạn không nhai kỹ, cơ thể có thể không tiêu hóa được hết những mẩu thức ăn lớn. Trong khi đó, vi khuẩn có xu hướng phân hủy thức ăn và nó sẽ gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, táo bón… Việc tiêu hóa không tốt thức ăn nạp vào cũng gây “báo động giả” đến cơ thể, làm tăng nguy cơ béo phì.

Chưa cần tập thể dục mệt nhoài, bạn đã khỏe hơn nhiều nhờ nhai thật kỹ ảnh 2

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên ghi chú lại một số lưu ý sau để bổ sung cho chế độ ăn của mình thêm hoàn thiện:

Để thực hiện tốt việc nhai kỹ, các bạn nên dành không gian, thời gian riêng riêng để tận hưởng món ngon. Việc xem TV, smartphone hay nói quá nhiều trong bữa cũng là lí do thường xuyên khiến ta hay có xu hướng nhai, nuốt nhanh hơn để kịp làm việc khác.

Nhai kỹ khác với ăn chậm. Nhai kỹ khiến ta điều hòa nhịp điệu ở mức trung bình, giúp cơ thể thư thả và hấp thụ tốt hơn. Ngược lại, việc ăn quá chậm lại thể hiện sự thiếu tập trung. Ăn chậm có thể khiến các món ăn không còn giữ lại hương sắc như trước, lại gây trễ nải cho các công việc khác.

Theo tuần san HHT
MỚI - NÓNG
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Bản lĩnh - Sáng tạo
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn: Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Bản lĩnh - Sáng tạo
HHT - Trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2023, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tối 23/3, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022. Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy.
Tiền Phong Marathon 2023: Nhiều runner đã có mặt Lai Châu, công tác chuẩn bị sẵn sàng
Tiền Phong Marathon 2023: Nhiều runner đã có mặt Lai Châu, công tác chuẩn bị sẵn sàng
HHT - Chỉ còn 2 ngày nữa, giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) sẽ chính thức diễn ra. Ban tổ chức đang gấp rút chuẩn bị mọi công tác cho lễ khai mạc. Nhiều vận động viên cũng đã có mặt tại Lai Châu để luyện tập, làm quen với đường chạy.

Có thể bạn quan tâm

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

HHT - Lười biếng là một loại cảm giác mà nó luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn không thể chiến thắng được nó. Nhưng đừng để suy nghĩ đó đánh lừa, bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này. Khắp phục được thói quen trì hoãn và lười biếng bạn sẽ sống, làm việc hiệu quả và hết công suất hơn rất nhiều.
Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

Ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ trong đời, thay vào đó hãy làm những việc này

HHT - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta cảm thấy không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Đặc biệt là khủng hoảng tuổi 18 hay 20, 25 - độ tuổi mà chúng ta dành cả thanh xuân của mình để mơ về tương lai và sự trưởng thành. Lúc này, ta nên ngừng chạy theo những mục tiêu mơ hồ hoặc quá sức mà thay vào đó hãy dành thời gian để sống với những điều thực tế.