Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ?

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ?
HHT - Một lần, gia đình xem chương trình về nghệ nhân làm nghề truyền thống, ba mình buộc miệng than: “Con nít bây giờ không biết đâu.” Chính câu nói của ba, mình quyết tâm tìm Sài Gòn “ngày bé” để tìm hiểu tuổi thơ ba mẹ có gì…

Tậu mặt nạ tuồng… “nhập vai” nghệ sĩ cải lương

Ba với mình hay cãi nhau om tỏi chỉ vì... tranh giành chiếc điều khiển tivi để bật cải lương xem. Hay mỗi nghe loáng thoáng câu cải lương nào, ba cũng đều lẩm nhẩm hát theo. “Hồi đó, ba đạt học sinh giỏi được ông thưởng cho hẳn cái chiếc mặt nạ tuồng “oách” lắm. Ba đi khoe lũ bạn trong xóm khiến đứa nào cũng phải ghen tị.” Vì vậy, mình quyết định đi tìm mua bằng được cái mặt nạ tuồng - điều gì khiến ba mê mẩn như vậy. Thật may mắn, mình tìm được chú Bảy "mặt nạ" - nghệ nhân vẽ mặt nạ tuồng.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 1

Mình tìm thấy chú khi chú đang “tư vấn” cho một vị khách nước ngoài về những chiếc mặt nạ trên vỉa hè đoạn đường Điện Biên Phủ. Chú Bảy "mặt nạ” sinh ra và lớn lên ở xã An Hoà, huyện An Lão, tỉnh Bình Định - làng nghề cổ truyền của nghệ thuật hát bội. “Chú đam mê cái này từ lúc lớp 1 chú đã thích nó. Lúc trước chú hay trốn nhà đi xem người ta hát tuồng, biết là về nhà sẽ bị ba đánh đòn thật đau nhưng vẫn cứ thích xem" - chú hài hước kể “mối duyên” với mặt nạ tuồng.  

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 2

“Tất cả mặt nạ đều do chú tự tay làm từ A đến Z. Cái cục đá lớn chú đập ra thành bột trộn lẫn polymer vào những chiếc khuôn được phủ bên ngoài bằng thạch cao, bên trong là lớp silicon để làm mặt nạ thô. Sau khi đem phơi cho mặt nạ khô cứng, chú sẽ hoàn tất chiếc mặt nạ bằng việc vẽ màu. Mỗi nét vẽ đều phải tỉ mỉ cẩn thận, từng đường nét, gam màu, những chi tiết nhỏ như mắt, mũi, miệng,… đều là yếu tố quan trọng tạo nên một chiếc mặt nạ sống động hay không. Vì vậy,chú thấy vừa ý rồi chú mới cho ra thành phẩm, chứ không phải là làm mà mình cứ làm thôi, đẹp xấu gì cũng miễn đi bán là được là không được. Bởi vậy mặt nạ chú vẽ một ngàn người dòm vô đều nhận xét là vô cùng có hồn, lung linh đó con!”, chú Bảy chia sẻ.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 3

“Lớp trẻ và mọi người nên tìm hiểu bộ môn nghệ thuật hát bội của dân tộc mình. Chú làm nghề này thứ nhất là vì kế sinh nhai, công việc mưu sinh, cái thứ hai và quan trọng hơn cả đó là giới thiệu cái bộ môn văn hóa nghệ thuật Việt Nam - nghệ thuật hát bội cho giới trẻ và du khách khắp nơi”.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 4

Làm thế nào để gặp được nghệ nhân? Bạn sẽ gặp được chú Bảy "mặt nạ" ở các đoạn đường Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3, TP.HCM), Trương Định (Quận 3, TP.HCM), Điện Biên Phủ (Quận 3, TP.HCM),... Một chiếc mặt nạ của chú có giá từ 50K đến 120K.

Cầm tò he thổi râm ran khắp xóm

Có lần, mình chơi cùng đám bạn trong xóm và tụi nó quy định ra hiệu bằng cách huýt sáo. Tụi nó không cho mình chơi vì mình… không biết huýt sáo. Mình khóc lóc về kể với ba thì ba cười kể: "Con chơi tò he rồi con sẽ biết huýt sáo." Mình cứ thắc mắc mãi với ba tò he là gì thì ba không biết cách giải thích. Ba bảo mình có vô tình gặp ba sẽ chỉ cho xem. Mình gõ Google và được biết tìm ra một anh làm to he tại công viên giải trí Đầm Sen.

Nghề nặn tò he xuất phát từ làng Xuân La (Phú Xuyên, Hà Tây cũ) cũng là quê hương của anh Lê Xuân Tùng. Năm 12 tuổi anh chính thức bắt đầu học để "kế nghiệp" những tiền bối đi trước trở thành nghệ nhân nặn tò he. Anh chia sẻ: "Bàn làm việc của anh đơn giản lắm! Chỉ cần một chiếc bàn gỗ xếp, một cái ghế và khay đựng bột nặn là được."

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 5

Mình gặp anh trong lúc anh đang bị… “bao vây” bởi các khách hàng đủ mọi lứa tuổi của mình. Anh vô cùng thân thiện không ngại vừa nặn tò he vừa tiếp chuyện với bọn mình. Khi được hỏi về những khó khăn, anh tâm sự: “Trước khi có nơi làm ổn định, anh thường nặn tò he ở các trường học hay công viên. Cái nghề tò he này thu nhập của nó không đều. Nhiều lúc buồn lắm em à, không phải vì không đủ kế sinh nhai nhưng do mọi người dần như đã không còn quan tâm nhiều đến tò he như lúc trước nữa”.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 6

Dù trải qua bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa anh vẫn quyết theo đuổi nghề đến cùng chỉ vì “đó là nghề truyền thống của ông cha nên anh không muốn bị mai một” và thật hiếm thấy khi trong suy nghĩ của một người trẻ như anh lại chưa bao giờ tồn tại ý định từ bỏ nghề dù cực khổ như thế nào: “Anh đã nuôi ước mơ từ nhỏ của mình là đi theo nghề truyền thống và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc nên chưa bao giờ anh cho phép mình nản lòng”.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 7

Bên cạnh đó anh còn phát triển thêm nghệ thuật nặn chân dung bằng bột tò he hay vẽ tranh bằng bột tò he để thu hút giới trẻ yêu thích bộ môn truyền thống này trở lại. Để phù hợp thị hiếu của giới trẻ, những nghệ nhân đã sáng tạo ra nặn chân dung từ bột tò he, chỉ cần hình ảnh thì khoảng 5 đến 10 phút là một bức chân dung tò he tuyệt đẹp ra đời.

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 8

Xã hội ngày càng “hiện đại hoá” thì những con người gắn liền với nghệ thuật dân gian như anh thật khiến mọi người ngưỡng mộ. Anh như một chiếc cầu nối giữa hiện tại và những điều xưa cũ. Anh Tùng chia sẻ: “Anh mong các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật truyền thống của ông cha mình hơn. Như vậy thì chúng ta mới thấy được những giá trị trong nghề truyền thống này, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.” Anh còn khẳng định: “Cái nghề làm tò he này đã có được năm, sáu trăm năm thì không dễ mất đi vậy đâu. Ngày nào người dân Xuân La còn thì tò he vẫn còn.”

Chúng ta có đang dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ? ảnh 9

Bạn có thể tìm nghệ nhân ở đâu? Bạn có thể gặp anh Tùng tại công viên Đầm Sen (Quận 11, TP.HCM) dưới chân trò chơi “Đu quay khổng lồ”. Những con tò he với đủ hình dạng màu sắc có giá dao động từ 10K - 40K. Chân dung bằng tò he có giá 50K/ con.

Ngẫm lại câu nói của ba, mình cảm thấy rất đúng. Đôi khi chúng ta quá mải mê chạy theo những xu hướng mới, vây quanh những công nghệ tiên tiến nhất để rồi dần lãng quên những điều nhỏ xíu dễ thương từng gắn bó suốt cả tuổi thơ. Nếu có thể, mong bạn có thể chung tay góp sức giữ những nét truyền thống văn hóa đẹp đẽ ấy còn mãi với thời gian, chứ đừng để nó là một "quá khứ" sắp bị lãng quên...

THU TRANG - Ảnh: PHÙNG MINH HUY

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.