Chúng ta luôn được dạy cách “cho đi”, nhưng bạn có biết, nhận lại cũng có sức nặng ngang ngửa?

Chúng ta luôn được dạy cách “cho đi”, nhưng bạn có biết, nhận lại cũng có sức nặng ngang ngửa?
HHT - Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với câu nói: “Hạnh phúc là cho đi nhiều hơn nhận về”. Nhưng khoan đã, nếu như cộng đồng chỉ toàn những “người tặng” thì ai sẽ là người nhận?

Những điểm cộng của một “cổng nhận”

Dựa theo một cuộc khảo sát của Adam Grant thì sẽ có ba tuýp người sau: người nhận (taker), người cho (giver) và người dung hòa (matcher). Cuộc khảo sát diễn ra trên hơn 30.000 người trong nhiều ngành của các nền văn hoá trên thế giới. Đáng ngạc nhiên thay, những người thuộc nhóm taker có kết quả làm việc trung bình cao hơn những người thuộc nhóm giver. Lý do là vì nhóm người này có tính tập trung và trách nhiệm hoàn thành công việc bản thân cao hơn.

Chúng ta luôn được dạy cách “cho đi”, nhưng bạn có biết, nhận lại cũng có sức nặng ngang ngửa? ảnh 1

Và nếu không có những người nhận, thì làm sao có những “USB” gửi trao?

Bạn Thanh Chương (trường THPT Hùng Vương, TP.HCM) nói: “Mình để ý thấy mỗi lần mà khen ai đó “Bữa nay đẹp vậy”, là nhiều người thường giãy nảy “Chuẩn bị xóc xiểm gì đó?”, hoặc e ngại “Đẹp gì, xấu quắc”. Làm mình tụt luôn cảm hứng, sau này chả dám khen luôn!”. Thay vì vậy, nhận lời khen đó kèm một câu cám ơn sẽ khiến cả người khen và người nhận đều vui!

Hay bạn Hà Phương (lớp 12CA2 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) kể: “Một lần chạy xe trên đường, tớ bị một anh thanh niên lạng lách quẹt phải. Tớ té xuống và anh í dừng lại, nằng nặc đòi đưa “xèng” để bồi thường thiệt hại cho tớ. Nhìn chiếc cặp rách không còn một chỗ nào lành lặn của anh, cũng như vẻ hớt hải tội nghiệp, tớ không nỡ nhận một tí nào! Thế nhưng đôi co tới tận nửa giờ đồng hồ về chuyện tớ không cần “xu” và anh í thì ngược lại, tớ cuối cùng cũng phải nhận. Vấn đề nằm ở chỗ nếu tớ không nhận, thì anh í sẽ áy náy mãi vì làm sai mà không thể nào sửa lỗi được. Vì nghĩ như thế nên tớ đã không còn day dứt, vì việc nhận này không hề ích kỉ tí nào!”.

Chúng ta luôn được dạy cách “cho đi”, nhưng bạn có biết, nhận lại cũng có sức nặng ngang ngửa? ảnh 2

Bất cứ ai muốn trao cho bạn thứ gì đấy, là bản thân họ muốn vậy, và họ sẽ nhận được niềm vui khi trao đi. Nếu họ chỉ cho đi để tỏ phép lịch sự, thì khi bạn từ chối một lần, họ sẽ rút lại món quà ngay. Vậy nên đừng giằng co quá lâu, hãy nhận để trở thành một người trao tặng niềm vui! Như thế thì việc nhận không còn khó khăn tẹo nào phải không?

“Liệu trình” để trở thành một “cổng nhận” niềm vui

1. Nhận cũng là một cách cho đi

Khi nhận một món quà, là bạn đang cho đi niềm hạnh phúc cho người tặng. Khi nhận tình yêu từ gà bông, là bạn đang cho một người thỏa mãn nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Khi nhận những lời khuyên từ bạn bè, là bạn đang cho đi cảm giác được quan tâm và được đề cao. Khi nhận những tri thức từ người lớn, là bạn đang cho đi sự lắng nghe và sự tôn trọng… Nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ rằng nhận bao lì xì của bố mẹ là mê “xèng”, hay nhận chú gấu bông khổng lồ từ bạn í nhân dịp sinh nhật là vị kỷ, thì bạn sai rồi. Thay vào đó, nếu bạn tỏ vẻ vui mừng và trân trọng sự cho đi của người khác, thì bạn mới thực sự trở thành một người nhận kiêm cho đi đấy! 

Chúng ta luôn được dạy cách “cho đi”, nhưng bạn có biết, nhận lại cũng có sức nặng ngang ngửa? ảnh 3

2. Cho và nhận đều là để kết nối

Bất cứ một mối quan hệ nào để tồn tại cũng cần có cả sự cho đi và nhận lại. Bạn có bao giờ nghĩ việc người nhận quà nhiều hơn trong một mối quan hệ khiến họ trở thành “đào mỏ” và phụ thuộc? Vậy thì bạn lầm to! Trong những mối quan hệ đó, sẽ có người thích được tỏ ra mạnh mẽ và bảo vệ người còn lại, cũng như có người muốn được quan tâm và chăm sóc. Vậy nên, họ chỉ đang kết nối và vun đắp thôi, vì nếu không nhận, thì những người cho sẽ lại kiếm tìm những người khác để trao đi. Những người nhất-quyết-không-nhận-vì-không-muốn-bị-gọi-là-phụ-thuộc sẽ bị “đào thải” vì bản thân họ không biết rằng việc nhận đó là một cách kết nối với những người yêu thích sự cho đi.

Cuối cùng, dù cho các bạn thuộc tuýp nào trong hơn bảy tỷ người của địa cầu, hãy nhớ lấy mục đích cuối cùng của chúng ta là kết nối với nhau. Trong quá trình kết nối đó, điều duy nhất là đừng đánh mất chính bạn, cho hay nhận đều có ưu điểm riêng mà!

CỦ DỀN - MARY HÀ

MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?