Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia?

HHT - Cùng đột nhập vào bên trong các trường tư thục cao cấp nhất trên thế giới và “tuồn” ra ngoài những điều siêu hay ho mà ta có thể học tập được từ họ.
Những bộ siêu đồng phục
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 1 Đồng phục ngoài việc để thể hiện đặc trưng và sự danh giá “nhìn cái biết học trường cao cấp”.

Trên phim: Để có tiền mua đồng phục ở trường tư đã là một vấn đề lớn. Đủ tiền mua đồng phục rồi mới nói đến những chuyện khác.

Thực tế: Ở các trường tư cao cấp hàng đầu thế giới như trường Eton, Lawrenceville… học sinh đều phải mặc đồng phục. Đồng phục được cắt may riêng và có giá vô cùng đắt đỏ (khoảng trên 15 triệu đồng).

Đồng phục ngoài việc để thể hiện đặc trưng và sự danh giá “nhìn cái biết học trường cao cấp”, thì đồng phục là một phương tiện để rèn tính kỷ luật và trách nhiệm cho học sinh từ nhỏ.

Học phí đắt đỏ (tất nhiên!)
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 2 Ước tính một học sinh phải tốn học phí sơ sơ gần 1 tỷ đồng cho một học kì!

Trên phim: Được nhận vào đã khó, các học sinh có thể kham nổi học phí mỗi học kỳ lại còn nhiêu khê hơn. Trong phim The Heir, “tầng lớp nhận học bổng” cũng thường bị bắt nạt. Ở những ngôi trường này học sinh hiểu được giá trị của “kiến thức”. Đó là một thứ vô cùng đắt đỏ và xa xỉ, vì thế phải biết trân trọng và tận dụng.

Thực tế: Ước tính, một học sinh phải tốn học phí sơ sơ gần 1 tỷ đồng cho một học kì ở các trường hàng top như Charterhouse, Phillips Academy, Eton,…

Tinh thần thể thao
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 3 Trường tư có hơn cả chục môn từ bình dân tới quý tộc.
Trên phim: Các học sinh trong The Heir sẽ còn phải tham gia hoạt động ngoại khóa, dã ngoại. Hội phụ huynh sẽ tài trợ cho các hoạt động này. Đây cũng là nơi các bà mẹ “chặt chém” nhau.

Thực tế: Nếu các trường trung học bình thường chỉ có khoảng 6,7 môn thể thao cơ bản, thì trường tư có hơn cả chục môn từ bình dân tới quý tộc, từ đá banh, bóng rổ đến khiêu vũ, golf, đấu kiếm. Các môn thể thao được chia theo từng mùa và mỗi học sinh được yêu cầu phải tham gia ít nhất một đến hai môn. Như hoàng tử Harry, anh ấy khi còn học cấp Ba ở trường Eton đã chơi cùng lúc 3 môn thể thao: Bóng đá, rugby, polo và giành được khá nhiều giải thưởng.

Giờ học bắt đầu từ 7h30

Học sinh các trường tư hàng đầu phải dậy sớm chuẩn bị vì giờ học thường bắt đầu lúc 7h30 thay vì 9h30 như các trường công bình thường.

Vì sao như thế? Dậy sớm là một cách hiệu quả để tăng sự minh mẫn cũng như năng suất học tập. Giờ bạn có thể tự hào rằng mình dậy cùng giờ với những hoàng tử, công chúa, con cái gia đình giàu có quý tộc đang theo học các trường tư hàng đầu trên thế giới.

Bắt nạt chuyên nghiệp
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 4 Một cựu học sinh Eton đã từng tuyên bố: “Chúng tôi đã được trải nghiệm thế nào là phải phục tùng quyền lực..."

Trên phim: Trường học luôn tồn tại các tầng cấp vị trí và quyền lực. Tình trạng bắt nạt luôn tồn tại. Ai đã bị chọn là “nạn nhân” thì quả là khó sống, có trường hợp phải chuyển trường.

Thực tế: Các trường tư được xem là cái nôi của việc “bắt nạt” . Ngay chính Eton cũng nổi tiếng là nơi có hệ thống bắt nạt cực kì bài bản nổi tiếng thế giới. Như đàn em phải phục tùng, nghe lời, giúp việc cho những đàn anh lớn hơn theo một chế độ cấp bậc khá nghiêm ngặt và uôn có một cuộc tranh giành quyền lực giữa các băng nhóm ngầm trong các trường trung học tư thục.

Một cựu học sinh Eton đã từng tuyên bố: “Chúng tôi đã được trải nghiệm thế nào là phải phục tùng quyền lực, trung thành với nhóm của mình cũng như cách leo lên và sử dụng quyền lực của mình. Đó một trong những bài học quý giá mà tôi có được”.

Kí túc xá một người

Ngoài việc không hề thua kém phòng của khách sạn 5 sao thì kí túc xá ở các trường tư danh tiếng đa số đều là phòng một người. Không hề có ở ghép hay ở tập thể!
Vì sao như thế? Nếu buổi sáng là những bài học về làm việc nhóm hay cuộc sống cộng đồng thì buổi tối, các trường rèn cho học sinh sự tự lập và biết dựa vào bản thân mình. Đây còn được xem là bài học quý giá về cách chống chọi lại sự cô đơn.

Top các trường cấp 3 đỉnh cao trên thế giới
Le Rosey, Thụy Sĩ
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 5 Đa số gia đình hoàng tộc châu Âu đều cho con cái theo học ở đây.
Được mệnh danh là “trường dành cho những vị vua” vì đa số gia đình hoàng tộc châu Âu đều cho con cái theo học ở đây. Đây được xếp là trường cấp 3 có học phí cao nhất thế giới: 2 tỷ đồng/ năm. Trường có 10 sân tennis, phòng tắm hơi, massage và kí túc xá dành riêng cho mùa đông, kí túc xá dành riêng cho mùa hè.
Alpin, Thụy Sĩ
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 6 Một trong những ngôi trường nội trú đẹp nhất và có học phí siêu đáng sợ nhất ở châu Âu. 
Một trong những ngôi trường nội trú đẹp nhất và có học phí siêu đáng sợ nhất ở châu Âu. Trường được thành lập năm 1910 với mục đích là dành cho những học sinh cao cấp nhất trên thế giới. Mỗi năm trường chỉ nhận 200 học sinh đến từ hơn 50 quốc gia. Mỗi lớp học chỉ có tối đa 4 học sinh và học phí là hơn 2 tỷ đồng/ năm.

Lawrenceville, Mỹ

Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 7 Lawrenceville thuộc hệ thống ESA (Top 8 trường tư cấp 3 cao cấp và danh giá nhất ở Mỹ).
Lawrenceville thuộc hệ thống ESA (Top 8 trường tư cấp 3 cao cấp và danh giá nhất ở Mỹ). Để vào được trường này, không những học sinh mà còn cả phụ huynh phải trải qua nhiều bài kiểm tra gắt gao. Một năm, có hơn 2000 đơn xin vào học Lawrenceville, nhưng chỉ có khoảng 200 học sinh được nhận.
“Đế chế” Eton, Anh
Có gì bên trong ngôi trường triệu đô của “rich kids” và các thành viên hoàng gia? ảnh 8 Eton có thể được xem là một trong những trường hoàng tộc ít ỏi còn sót lại trên thế giới.
Eton là trường nam sinh hàng đầu và danh giá nhất trên thế giới. Được thành lập năm 1440 bởi vua Henry VI, Eton có thể được xem là một trong những trường hoàng tộc ít ỏi còn sót lại trên thế giới. Toàn bộ ban lãnh đạo của trường đều do Nữ hoàng Anh chỉ định. Eton nhìn không khác một học viện Hogwarts nằm hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Đây nổi tiếng là nơi đào tạo ra 19 đời Thủ tướng Anh và nhiều thế hệ học sinh hoàng gia, quý tộc tài ba lỗi lạc. Trường duy nhất đòi hỏi các học sinh thi vào trường phải biết tiếng Latin, một ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Ngoài kiến thức, các nam sinh ở đây còn được huấn luyện tác phong và cách ứng xử của một “quý ông”. Đây cũng là nơi mà hoàng tử William và Harry từng theo học. Câu nói lừng lẫy gắng liền với Eton: “Chiến thắng Waterloo nổi tiếng lịch sử nếu đưa vào Eton thì chỉ như là một trò đùa trên sân trường”.
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?