Có phải Hà Nội đang có hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” nên nóng cả ngày lẫn đêm?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Về mặt nhiệt độ, Thủ đô Hà Nội đã có thời điểm nóng nhất cả nước trong đợt nắng nóng này ở miền Bắc, thậm chí cả buổi đêm cũng không đỡ hơn mà vẫn nóng hầm hập. Tại sao lại như vậy? Có phải ở Hà Nội đang có một hiện tượng gọi là “đảo nhiệt đô thị”?

Trong đợt nắng nóng hiện tại, đã có thời điểm Hà Nội được ghi nhận là nơi nóng nhất trên cả nước nếu tính về khía cạnh nhiệt độ.

Vào ngày 1/6, ở Hà Nội đã ghi nhận nhiệt độ (đo tại Láng) lên tới 40,4oC (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể cao hơn 4 - 5oC). Đây là mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và nhiệt độ đó khiến Hà Nội nóng hơn cả một số địa phương ở miền Trung thường lập kỷ lục về nhiệt độ trong mùa Hè.

Không chỉ nóng vào ban ngày, ngay cả ban đêm Hà Nội cũng rất nóng, như đã đề cập trong một bản tin dự báo trước. Đêm 1/6 sang 2/6, nhiệt độ ở Hà Nội không xuống được dưới 30oC, nhiều người rất khó ngủ khi cảm thấy nóng nực và bí bức cả đêm.

Có phải Hà Nội đang có hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” nên nóng cả ngày lẫn đêm? ảnh 1

Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc chiều 2/6. Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap, GFS.

Trời nóng dữ dội như vậy ở Hà Nội một phần là do hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” (UHI). Theo NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ), hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” xảy ra khi một thành phố có nhiệt độ cao hơn hẳn những vùng nông thôn lân cận.

Trong những ngày nắng nóng, các công trình như các tòa nhà cao tầng, đường nhựa… hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời và tỏa nhiệt đó ra nhiều hơn so với rừng cây hay sông nước. Các thành phố lớn, nơi có nhiều các công trình như trên và ít cây cối, trở thành những “hòn đảo” với nhiệt độ cao hơn so với những vùng nông thôn xung quanh, nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA), hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” được cảm thấy rõ nhất vào ban đêm, khi nhiệt được hấp thụ trong ngày từ từ được tỏa ra và buổi đêm vẫn nóng ngột ngạt.

Có phải Hà Nội đang có hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” nên nóng cả ngày lẫn đêm? ảnh 2

Hình minh họa đơn giản về hiện tượng "đảo nhiệt đô thị" (Urban Heat Island). Ảnh: NASA/ JPL-Caltech.

Dù sao, dự báo nắng nóng ở miền Bắc sẽ kết thúc từ ngày mai, 3/6. Nhiệt độ cao nhất trong ngày mai ở Hà Nội có thể giảm xuống mức 35 - 36oC, như vậy là đỡ hơn rất nhiều. Trời có thể có mưa, dông rải rác trong ngày, nhưng theo dự báo hiện tại thì chủ yếu là mưa nhỏ.

Có phải Hà Nội đang có hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” nên nóng cả ngày lẫn đêm? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự báo thời tiết Hà Nội: Tăng nhiệt và giảm ẩm, đến thứ Năm lại nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội: Tăng nhiệt và giảm ẩm, đến thứ Năm lại nắng nóng

HHT - Miền Bắc vẫn đang còn mưa dông nhưng ở nhiều tỉnh thành, bao gồm Thủ đô Hà Nội, trời bắt đầu nóng dần lên và lại là cái nóng rất oi bức do độ ẩm cao. Dự báo trong vài ngày tới, ở Hà Nội thì nhiệt độ tăng dần còn độ ẩm giảm dần, khả năng là sẽ có ít nhất 1 - 2 ngày nắng nóng với nhiệt độ cảm nhận có thể lại hơn 40 độ C.
Nhiều nơi ở miền Bắc vẫn mưa dông, Hà Nội có khả năng sắp nắng nóng tiếp

Nhiều nơi ở miền Bắc vẫn mưa dông, Hà Nội có khả năng sắp nắng nóng tiếp

HHT - Những cụm mây mang mưa dông đã khiến nắng nóng ở nhiều tỉnh thành miền Bắc chấm dứt, tuy nhiên mưa to ở một số nơi cũng gây ảnh hưởng đến đời sống nói chung. Trong những ngày tới, mưa dông rải rác tiếp tục diễn ra ở miền Bắc nhưng dự báo là thu hẹp về phạm vi. Còn Thủ đô Hà Nội có thể lại sắp nắng nóng.
Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?