Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một nhà vật lý người Pháp đã đăng bức ảnh “một hành tinh”, viết là ảnh do kính viễn vọng của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) chụp được. Nhưng sự thật đúng là ngỡ ngàng: Bức ảnh “một hành tinh” đó thực ra là một thứ ở gần chúng ta hơn nhiều.

Người ta hay nói ảnh mà mọi người đăng trên mạng xã hội thường rất “ảo”, đã được chỉnh sửa rồi. Nhưng không ngờ ảnh “một hành tinh”, do một nhà vật lý có uy tín đăng, lại cũng là “ảo” nốt.

Ông Etienne Klein, giám đốc nghiên cứu ở Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, mới đây đã đăng một bức ảnh lên Twitter và nói đó là hình ảnh mới nhất của một ngôi sao. Ông viết: “Ảnh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách chúng ta có 4,2 năm ánh sáng. Ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng James Webb (kính viễn vọng cực kỳ hiện đại của NASA). Hãy xem các chi tiết kìa… Cả một thế giới mới được hé lộ qua từng ngày”.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích ảnh 1

Ảnh "ngôi sao Proxima Centauri" mà nhà vật lý học Klein đăng. Ảnh: Twitter.

Hình ảnh mà ông Klein đăng trông khá giống với những hình ảnh Mặt Trời do máy của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp, cho thấy rõ cả những cơn bão Mặt Trời.

Có những người nhận ra ngay rằng ảnh “ngôi sao Proxima Centauri” đỏ rực kia là giả và có thể ông Klein muốn hài hước một chút. Tuy nhiên, công chúng nói chung không phải ai cũng có nhiều kiến thức về thiên văn học và biết rõ rằng một hành tinh phải trông thế nào, nên nhiều người lập tức tin rằng đó là ảnh một hành tinh thật.

Dĩ nhiên, cũng có những người tỏ ý nghi ngờ: “Đây là một trò đùa, hay sự thật là Proxima Centauri trông giống một lát xúc xích như vậy?”.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích ảnh 2

Đây là xúc xích chorizo. Ảnh: Epicurious.

Thực tế, ảnh ngôi sao Proxima Centauri mà ông Klein đăng trông giống một lát xúc xích bởi vì… nó đúng là một lát xúc xích thật! Cụ thể là xúc xích chorizo!

Giờ thì netizen nổi đóa! Một người viết rất nghiêm khắc: “Là một giám đốc nghiên cứu khoa học, thật không phù hợp khi ông chia sẻ điều này mà không nói rõ ngay rằng đây là thông tin sai. Ông biết rằng thông tin sai lệch lan truyền nhanh đến thế nào cơ mà!”.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích ảnh 3

Đây mới là ảnh Proxima Centauri do NASA đăng tải. Ảnh: NASA.

Thấy mọi người phản ứng, ông Klein mới thanh minh rằng ông chỉ muốn khuyến khích công chúng đừng nhanh chóng chấp nhận những hình ảnh từ những người có uy tín, mà hãy biết đặt câu hỏi.

Nhưng đã muộn, rất nhiều người, bao gồm cả giới nghiên cứu, phê phán Klein vì “lan truyền thông tin sai trong cộng đồng khoa học”.

Vì vậy, ông Klein đã vừa phải viết: “Tôi xin gửi lời xin lỗi tới những người có thể đã sốc vì trò đùa của tôi, trò đùa đó không thật một chút nào”.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích ảnh 4

Hình ảnh tưởng tượng về Proxima Centauri. Ảnh: Exoplanet Kyoto.

Đúng là trong thời đại của mạng xã hội, không phải ai thích đăng cái gì thì đăng rồi nói rằng “tôi đùa” là xong chuyện được.

Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Một thời để nhớ: Thất bại giấc mơ diễn viên nhí và bài học đáng nhớ đầu đời
Một thời để nhớ: Thất bại giấc mơ diễn viên nhí và bài học đáng nhớ đầu đời
HHT - Trên đường đi, cha rủ rỉ bảo rằng thấy tui không phải đi đóng phim, cha lại mừng. Bởi vì cha muốn tui khiêm tốn và tập trung học hành. "Là người trưởng thành, mình phải biết chấp nhận thất bại. Thất bại cũng tốt không kém gì thành công, nếu con biết mình còn kém cỏi những gì để mà cố gắng!".

Có thể bạn quan tâm

Bão số 6 (Trami) có thể gây mưa ở nhiều nơi dù không đổ bộ, Hà Nội cũng sẽ mưa

Bão số 6 (Trami) có thể gây mưa ở nhiều nơi dù không đổ bộ, Hà Nội cũng sẽ mưa

HHT - Cơn bão số 6 Trami (Trà Mi) hiện được dự báo là sẽ đi vòng trên Biển Đông chứ không đổ bộ nước ta (và có thể sẽ không đổ bộ bất kỳ đâu). Tuy nhiên, với hoàn lưu rất lớn, cơn bão này có khả năng gây mưa lớn ở nhiều tỉnh thành miền Trung và cả ở miền Bắc, bao gồm Thủ đô Hà Nội.
Bão số 6 (Trami) “loay hoay” trên Biển Đông, có thể cạnh tranh với cơn bão mới

Bão số 6 (Trami) “loay hoay” trên Biển Đông, có thể cạnh tranh với cơn bão mới

HHT - Bão Trami (Trà Mi) đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 của mùa bão năm nay. Ở Biển Đông, bão Trami được coi là một trong những cơn bão có đường đi kỳ lạ nhất. Nó có thể sẽ vòng qua vòng lại trên biển do chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có một cơn bão mới. Liệu bão Trami bị ảnh hưởng thế nào và nó có vào nước ta không?
Bão Trami di chuyển rất phức tạp, có thể sẽ đứng yên ở gần bờ biển miền Trung

Bão Trami di chuyển rất phức tạp, có thể sẽ đứng yên ở gần bờ biển miền Trung

HHT - Sau khi vào Biển Đông, bão Trami (Trà Mi) có đường đi rất phức tạp, đến mức các mô hình dự báo tới giờ vẫn chưa đi đến thống nhất là bão Trami có vào nước ta không. Thậm chí, nhiều mô hình đang cho rằng bão sẽ đến sát bờ biển phía Đông nước ta (bờ biển ở miền Trung) rồi đứng yên tại chỗ. Cụ thể là có những khả năng nào?