Đây là điều sẽ xảy ra khi bạn… nhịn vào nhà vệ sinh quá lâu!

Đây là điều sẽ xảy ra khi bạn… nhịn vào nhà vệ sinh quá lâu!
HHT - Thỉnh thoảng, ai cũng có lúc phải nhịn “đi nhẹ”. Lúc ở trường, bạn càng dễ có xu hướng “nhịn”, vì không phải lúc nào cũng thuận tiện để vào nhà vệ sinh. Vậy việc này có bình thường không, hay rất nghiêm trọng?

Bạn đang làm bài kiểm tra trong lớp và bắt đầu hối hận vì lúc ra chơi, mình đã uống cả một bình nước to tướng. Bạn có thể… nhịn, nhưng bạn có nên nhịn không?

Việc đi tiểu là rất quan trọng. Thận của bạn lọc nước thừa và chất thải ra khỏi máu, và những thứ đó - tức là nước tiểu - cần có chỗ để đi: Chính là bàng quang của bạn.

Bình thường, bàng quang có thể giữ được hơn 200 đến hơn 400ml nước tiểu. Nhưng nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu lâu, thì bạn có thể khiến nó giãn ra, để dễ dàng chứa được… nhiều hơn.

Một nghiên cứu cho thấy rằng những người hay phải nhịn tiểu nhất - là các y tá, do điều kiện công việc - có dung tích bàng quang lớn gần gấp đôi bình thường! Và họ cũng vẫn… bình thường, không sao cả.

Nhưng như thế không có nghĩa là bạn nên nhịn tiểu. Vì bàng quang không phải là thứ duy nhất bị giãn ra.

Y tá là những người hay phải nhịn vào nhà vệ sinh nhất.

Bạn còn có thể làm giãn cả các cơ thắt ngoài nữa. Đây là những cơ rất quan trọng, được nối với bên ngoài của bàng quang, giống như những “người gác cổng”.

Khi bạn siết chặt các cơ này, thì bạn nhịn đi tiểu được. Bạn thả lỏng chúng, là khi bạn “thả” nước tiểu ra. Nhưng nếu để các cơ này căng giãn quá mức, bạn sẽ không kiểm soát được chúng nữa.

Việc này cũng hiếm khi xảy ra, nhưng một khi xảy ra, thì nó sẽ dẫn tới một số tình huống rất đáng ngại, thậm chí là nguy hiểm.

Ví dụ, do thiếu kiểm soát, thì bạn dễ bị… rò rỉ nước tiểu khi bàng quang đầy, và cuối cùng, khi đi tiểu, thì bạn lại không “dốc sạch” được bàng quang. Điều này không chỉ khiến bạn phải vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn (vì bàng quang nhanh đầy hơn), mà còn dẫn tới một chứng rối loạn nghiêm trọng, gọi là bí tiểu. Khi đó, bạn sẽ thường xuyên bị giữ nước tiểu trong bàng quang quá nhiều và quá lâu.

Thỉnh thoảng phải nhịn cũng không sao, nhưng dù gì thì vào nhà vệ sinh ngay khi cần vẫn là tốt nhất.

Và bởi vì bàng quang về cơ bản là một cái túi vừa ấm vừa ướt, đựng chất thải của cơ thể, nên nó sẽ là môi trường hoàn hảo cho nhiều vi khuẩn có hại sinh sôi. Mà như thế thì hại đủ đường.

Tệ hơn nữa, nếu bạn giữ quá nhiều nước tiểu, nó có thể chui ngược vào thận, dẫn tới suy thận.

“Tin tốt” là, trước khi nước tiểu chui ngược vào thận, thì khả năng là bạn đã mất kiểm soát và đã… “dấm đài” rồi. Vậy tại sao không giảm thiểu tất cả những nguy cơ này bằng cách… vào nhà vệ sinh cho xong?

Tóm lại, thỉnh thoảng nhịn tiểu một chút là không sao. Chỉ cần, bạn đừng để việc này thành thói quen nhé!

Theo BUSINESS INSIDER
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Công thức giảm rụng tóc tự nhiên ai cũng nên biết

Công thức giảm rụng tóc tự nhiên ai cũng nên biết

HHT - Mặc dù di truyền có thể đóng một vai trò lớn cho việc này, nhưng đôi khi chính những thói quen hằng ngày mới là nguyên nhân chính khiến tóc bạn rụng. Mách bạn một số biện pháp khắc phục có thể giúp nang tóc khỏe mạnh trở lại và giảm rụng một cách tự nhiên.
Giữ chặt thành quả bằng cách không bỏ bước và làm những điều đơn giản này

Giữ chặt thành quả bằng cách không bỏ bước và làm những điều đơn giản này

HHT - Một bước đổi đời ai chẳng ham. Nhưng không phải cơ hội lúc nào cũng có, mà có rồi cũng chưa chắc có phải là chuyện tốt lành hay không vì cái gì đến nhanh thì mất cũng nhanh. Thay vì vậy, có thể đổi đời bền vững bằng cách không bỏ bước, làm những điều đơn giản này mỗi ngày. Thành quả có được sẽ nằm chắc trong tay bạn hơn!
Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này

HHT - Lười biếng là một loại cảm giác mà nó luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn không thể chiến thắng được nó. Nhưng đừng để suy nghĩ đó đánh lừa, bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác lười biếng và lấy lại động lực bằng những cách này. Khắp phục được thói quen trì hoãn và lười biếng bạn sẽ sống, làm việc hiệu quả và hết công suất hơn rất nhiều.