Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng

Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng
HHT - Trong công cuộc thoát ế, nụ cười luôn là “đòn phủ đầu” trong trái tim crush. Vì vậy, nhiều teen đã dành cả thanh xuân để “làm bạn” với niềng răng. Hãy cùng nhà Hoa “soi tận chân răng” hội “mắc cài”!

Đời thay đổi khi ta… đeo niềng

Ngày đầu tiên gắn niềng, bước vào lớp, lũ bạn yêu qu(a)í đồng thanh: “Cô là ai? Tôi không biết. Cô đi ra đi!” (niềng một chiếc hàm, đánh rớt cả một tình bạn).

Thay vì nhìn vào mắt nhau, hãy quen với việc mọi người sẽ nhìn vào chiếc niềng và cảm nhận từng đường nét uyển chuyển của đôi môi mỗi khi cất giọng.

Hoàng Thùy thật may mắn khi chỉ cần xỉa răng khi ăn chè. Còn hội chi chít xiềng xích trên răng thì phải xỉa cả thế giới.

Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng ảnh 1

Khoang miệng chẳng khác gì “vũ trụ thức ăn” mỗi khi đánh răng.

Khi “lâm trận” trên chiến trường ẩm thực, nếu như vũ khí của “hội cạ” là điện thoại sống ảo, dao muỗng nĩa thì vũ khí của “mắc cài” hội là bàn chải và kem đánh răng à Theo nha sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hà, các bạn đeo niềng thường chỉ có thói quen chải rất kĩ trên phần răng gắn mắc cài. Tuy nhiên, phần răng trên và dưới mắc cài thường cũng cần được chải thật sạch chứ không thể làm lơ!

Bên cạnh đó, nướu cũng là bộ phận cần được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt. Quãng thời gian niềng chính là cơ hội lớn cho bệnh viêm nướu “bùng nổ” trong khoang miệng. Viêm nướu có thể khiến nướu sưng đỏ và dễ chảy máu tại các chân răng. (Bật mí: Bạn có thể chải nhẹ lên nướu bằng hỗn hợp muối Natri Bicarbonat (muối Nabifar) và 1-2 giọt ôxy già để chống lại viêm nướu). Khi “cặp kè” với niềng răng, bạn càng phải gánh thêm trách nhiệm lo cho răng miệng của mình kỹ hơn gấp nhiều lần, vô cùng phiền phức!

Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng ảnh 2

Dù có được tháo niềng, nhiều bạn vẫn gặp phải “cơn ác mộng” mang tên niềng duy trì (retainer) à Trong khoảng thời gian niềng răng, bạn Phương Nhi (17 tuổi, Bình Thạnh) đã được nha sĩ Hiển (Nha khoa Thị Nghè) chia sẻ: “Đối với các bạn teen, sau khi tháo niềng chắc chắn phải đeo niềng duy trì (chiếc niềng có thể tháo rời). Cụ tỉ, vào độ tuổi 18 - 22, răng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục dịch chuyển, đặc biệt là trong lúc chúng mình ngủ. Vì vậy, hàm duy trì sẽ giúp cố định, giữ cho răng không “bỏ trốn” về vị trí cũ. Hàm duy trì được khuyến khích đeo càng nhiều càng tốt nhưng bắt buộc phải đeo vào mỗi buổi tối”. Ngoài ra, thông thường chúng mình sẽ được gắn dây kẽm ở hàm dưới để đỡ phải đeo niềng duy trì tại hai hàm. Nghe đến việc phải mang “gông cùm” vô thời hạn là thấy tuyệt vọng rồi!

Liệt kê sơ sơ thế thôi đã khiến nhiều bạn chuẩn bị nhập “hội mắc cài” tá hỏa và suy nghĩ lại về quá trình “tút tát” hàm răng của mình!

Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng ảnh 3

“Răng sắt” ly kỳ truyện

Bạn Văn Trang (cựu học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM) kể: “Đến giai đoạn gần cuối, tớ phải gắn thun nhằm tạo lực kéo cho răng. Mỗi lần ăn là phải tháo thun. Có lần vì lười mà tớ để thun rồi cùng đám bạn “oanh tạc” mọi quán xá Sài Gòn. Đang ăn thì bỗng đứt thun, vừa đau tê tái vừa quê xệ trước mặt đám bạn”.

Bạn Huy Trương (Bảo Lộc, Lâm Đồng) thì hóm hỉnh: “Khi đeo hàm duy trì thì mình thường phải tháo ra lúc ăn. Bất tiện là một chuyện, hài hước hơn là khi mình bỏ quên luôn chiếc hàm ở quán ăn, khi phát hiện thì nhân viên đã lùa một lượt rác trên bàn xuống còn em í yên vị trong thùng rác. Hic”.

Đừng vội khó chịu với “xiềng xích”!

Tuy nhiên, ngoài những sự cố khó ưa khi rước về thêm xiềng xích, “hội mắc cài” lại có những lợi thế không ngờ từ chiếc hàng rào trên răng mình nè!

Để dậy thì thành công, nhiều bạn đã “dành cả thanh xuân” để “làm bạn” với niềng răng ảnh 4

“Trước khi niềng, mình cũng đi thám thính người này người kia. Ai cũng dọa là sẽ rất đau. Ai ngờ đau thiệt! Nhưng được cái mình không đau răng, chỉ đau do mắc cài hay cạ vào môi. Thành ra, để môi và mắc cài "chia đôi vạt mưa, chia lối bước, chia nhớ thương", mình bắt đầu học cách... cười nhiều hơn nhằm "đá bay" cơn đau" - bạn Thiên Quang (trường Phổ Thông Năng Khiếu) chia sẻ.

Từ ngày niềng răng, trong cặp cái gì cũng có! Từ gương, khăn giấy ướt cho đến chỉ nha khoa, bàn chải hay kem đánh răng, hội đeo niềng đều "thầu" hết. Nhờ vậy mà cả lớp bắt đầu thân nhau hơn qua những “phi vụ” mượn đồ. Đến giờ thì được bọn nó ưu ái phong hẳn cho chức... lớp phó tạp hóa.

"Đi ăn cùng những đứa đeo niềng là sung sướng nhất. Bởi lẽ trong lúc nó đang cố gắng nhai thì sẵn tiện mình ăn luôn dùm phần của nó. Quan trọng là tiền thì vẫn chia đôi ahihi" - bestie "mắc cài" hội cho hay. #một_tình_bạn_đẹp

Cảm giác tháo niềng xong, 500 anh em bạn bè thuở bé đều nhận xét mình dậy thì thành công, quả là niềm hạnh phúc không thể nào tả được.

HENRYHUYNG

MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm