Điều gì gây ra cú quay đầu đột ngột của bão Khanun, tiến vào Nhật Bản một lần nữa?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cơn bão Khanun đang trên đường quay đầu gần 180 độ, lại nhằm vào Okinawa (Nhật Bản), nơi nó vừa đi qua và gây thiệt hại nặng nề chỉ vài ngày trước. Cách chuyển hướng đột ngột của Khanun là khác với dự báo ban đầu, cũng được cho là rất khác thường. Điều này có thể được lý giải thế nào?

Khi bão Khanun mới hình thành vào tuần trước, mô hình dự báo của châu Âu (được coi là dự báo đáng tin cậy nhất thế giới) cho rằng nó sẽ hướng vào Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, Khanun đã đi qua Okinawa (Nhật Bản), gây hàng loạt thiệt hại cả về người và của ở đây.

Thế rồi Khanun di chuyển chậm về hướng Tây với tốc độ chỉ khoảng 10 - 15 km/h, lúc này nó cũng vẫn có vẻ sẽ tiến vào Trung Quốc. Nhưng một cách rất bất ngờ, Khanun quay đầu gần 180 độ, lại hướng về Okinawa, một lần nữa.

Vậy tại sao bão Khanun đi ngoằn ngoèo như vậy?

Điều gì gây ra cú quay đầu đột ngột của bão Khanun, tiến vào Nhật Bản một lần nữa? ảnh 1

Dự báo ban đầu của châu Âu vào ngày 28/7. Ảnh: Weathernerds.org.

Theo ông Takashi Futamura, người đứng đầu Trụ sở chính Khu vực Fukuoka của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, bão Khanun có đường đi khác thường là do hệ thống áp suất cao ở Thái Bình Dương và những cơn gió Tây ở vĩ độ trung bình.

Thực tế, đường đi của các cơn bão thường rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như gió ở các khu vực xung quanh và các kiểu áp suất.

Trong trường hợp của bão Khanun, ban đầu nó tiến gần đến các khu vực quanh Okinawa vì nó bị gió mậu dịch ở các vùng nhiệt đới đẩy về phía Tây. Rồi nó di chuyển chậm chạp vì đường đi của nó bị chặn lại bởi hệ thống áp suất cao Thái Bình Dương đang rất mạnh. Lúc này, gió Tây - thường ảnh hưởng đến đường đi của các cơn bão - cũng đang thổi về cả phía Đông và Tây ở tít trên phương Bắc và chưa mạnh đến mức đẩy được bão Khanun sang phía Đông.

Điều gì gây ra cú quay đầu đột ngột của bão Khanun, tiến vào Nhật Bản một lần nữa? ảnh 2

Đường đi thực tế và dự báo của bão Khanun. Ảnh: Zoom Earth.

Nhưng trong vài ngày vừa rồi, hệ thống áp suất cao Thái Bình Dương bỗng dần yếu đi và những cơn gió Tây lại đẩy bão Khanun ngoặt sang hướng Đông, quay lại khu vực Okinawa (Nhật Bản), theo lời giải thích của ông Futamura, được đăng lại trên trang Mainichi.

Điều gì gây ra cú quay đầu đột ngột của bão Khanun, tiến vào Nhật Bản một lần nữa? ảnh 3

Nhà cửa bị hư hại ở Naha (Okinawa, Nhật Bản) vào ngày 2/8 do bão Khanun. Ảnh: Kyodo News via AP.

Sau khi quay đầu gần 180 độ, bão Khanun được dự báo sẽ đi thẳng trong khoảng 2 ngày rồi rẽ gần 90 độ lên hướng Bắc. Nếu như vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành nữa ở Nhật, kể cả những khu vực cách xa tâm bão. Vì vậy, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản kêu gọi người dân ở cả phía Đông và phía Tây của đất nước liên tục theo dõi tin bão để có cách thức phòng chống phù hợp.

Điều gì gây ra cú quay đầu đột ngột của bão Khanun, tiến vào Nhật Bản một lần nữa? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Gió của bão Trami suýt cuốn bay nhân viên khí tượng ở đảo Hải Nam (Trung Quốc)
Gió của bão Trami suýt cuốn bay nhân viên khí tượng ở đảo Hải Nam (Trung Quốc)
HHT - Dù bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) đổ bộ miền Trung nước ta nhưng khi đi gần đảo Hải Nam (Trung Quốc), cơn bão này vẫn gây gió rất mạnh. Đến mức một nhân viên khí tượng ở đây cầm quả bóng bay dự báo thời tiết ra ngoài trời mà suýt bị gió cuốn bay. Video ghi lại hình ảnh này khiến người xem càng hiểu rõ về sự vất vả của các nhà nghiên cứu khí tượng trong điều kiện thời tiết xấu.
2 Ngày 1 Đêm tập 69: Hành trình chữa lành "giông bão" của JSOL
2 Ngày 1 Đêm tập 69: Hành trình chữa lành "giông bão" của JSOL
HHT - Tập 69 chương trình "2 Ngày 1 Đêm" có sự xuất hiện của Quang Hùng MasterD và JSOL. Ngay từ đầu, JSOL gây chú ý khi gọi Lê Dương Bảo Lâm và Kiều Minh Tuấn là "nhân vật phản diện", khiến khán giả bật cười. JSOL nhanh chóng "cầu được ước thấy" khi mong muốn trải nghiệm những khó khăn của chương trình khiến khán giả thích thú.

Có thể bạn quan tâm

Không khí lạnh kết hợp với bão số 6 khiến miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội mát lạnh

Không khí lạnh kết hợp với bão số 6 khiến miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội mát lạnh

HHT - Mặc dù bão Trami (Trà Mi/ cơn bão số 6) được dự báo không đổ bộ nước ta, nhưng nó cũng sẽ gây mưa trên đất liền khi nó di chuyển đến gần miền Trung. Không chỉ vậy, do ảnh hưởng của bão số 6 kết hợp với không khí lạnh, nhiệt độ ở miền Bắc cũng giảm, một số tỉnh thành có mưa và trời chuyển sang mát lạnh đến lạnh.
Bão Kong-rey đã hình thành sau bão Trami, có thể xảy ra "điệu vũ của 2 cơn bão"?

Bão Kong-rey đã hình thành sau bão Trami, có thể xảy ra "điệu vũ của 2 cơn bão"?

HHT - Một cơn bão mới đã hình thành ở Tây Thái Bình Dương, tên là bão Kong-rey. Nó sẽ có đường đi ban đầu hơi giống bão Trami (cơn bão số 6) và theo hướng di chuyển của Kong-rey thì khoảng cách giữa nó vào bão Trami sẽ dần bị thu hẹp. Liệu có thể xảy ra “điệu vũ của hai cơn bão”, hay còn gọi là hiệu ứng bão đôi?
Bão số 6 (Trami) có thể gây mưa ở nhiều nơi dù không đổ bộ, Hà Nội cũng sẽ mưa

Bão số 6 (Trami) có thể gây mưa ở nhiều nơi dù không đổ bộ, Hà Nội cũng sẽ mưa

HHT - Cơn bão số 6 Trami (Trà Mi) hiện được dự báo là sẽ đi vòng trên Biển Đông chứ không đổ bộ nước ta (và có thể sẽ không đổ bộ bất kỳ đâu). Tuy nhiên, với hoàn lưu rất lớn, cơn bão này có khả năng gây mưa lớn ở nhiều tỉnh thành miền Trung và cả ở miền Bắc, bao gồm Thủ đô Hà Nội.
Bão số 6 (Trami) “loay hoay” trên Biển Đông, có thể cạnh tranh với cơn bão mới

Bão số 6 (Trami) “loay hoay” trên Biển Đông, có thể cạnh tranh với cơn bão mới

HHT - Bão Trami (Trà Mi) đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6 của mùa bão năm nay. Ở Biển Đông, bão Trami được coi là một trong những cơn bão có đường đi kỳ lạ nhất. Nó có thể sẽ vòng qua vòng lại trên biển do chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có một cơn bão mới. Liệu bão Trami bị ảnh hưởng thế nào và nó có vào nước ta không?
Bão Trami di chuyển rất phức tạp, có thể sẽ đứng yên ở gần bờ biển miền Trung

Bão Trami di chuyển rất phức tạp, có thể sẽ đứng yên ở gần bờ biển miền Trung

HHT - Sau khi vào Biển Đông, bão Trami (Trà Mi) có đường đi rất phức tạp, đến mức các mô hình dự báo tới giờ vẫn chưa đi đến thống nhất là bão Trami có vào nước ta không. Thậm chí, nhiều mô hình đang cho rằng bão sẽ đến sát bờ biển phía Đông nước ta (bờ biển ở miền Trung) rồi đứng yên tại chỗ. Cụ thể là có những khả năng nào?