Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.

Đọc cuốn Kì Công Diệu Nghệ, độc giả sẽ phải bất ngờ khi biết ông cha ta từ xưa đã ham mê công nghệ, luôn tìm cách học hỏi và làm chủ những kĩ thuật, công nghệ, phát minh mới mẻ của nhân loại.

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa ảnh 1

"Kỳ Công Diệu Nghệ" giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội trước thế kỉ XX.

Bên cạnh đó, có không ít những phát kiến do chính người Việt tự sáng tạo ra khiến các nhà du hành, nhà nghiên cứu lịch sử thế giới cũng phải kinh ngạc.

Ví dụ như thuyền đáy đan được coi là một phát minh độc đáo của người Việt. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác đều không thấy kiểu thuyền này.

Những nhà quan sát của hải quân Hoa Kì giữa thế kỉ XX đã phải bất ngờ khi thuyền đáy nan được làm từ những nan tre mỏng, thuyền dài chỉ khoảng 12-15m, nhưng có thể chở được tới 50 tấn, và đi xa đến tận Đài Loan. Thuyền đáy nan ít tốn kém, khá nhẹ, chịu sóng gió tốt, đồng thời chống lại được những con hà ăn vỏ thuyền, bảo trì cũng đơn giản hơn nhiều so với thuyền vỏ gỗ.

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa ảnh 2

Đọc cuốn sách này, bạn sẽ phải bất ngờ trước những thành tựu đáng nể của ông cha ta.

Việt Nam còn là đất nước Á Đông duy nhất “cập nhật” kĩ thuật xây thành dạng sao kiểu Italia, để tạo nên thành Bát Quái xây năm 1790 ở Gia Định. Thành có mặt bằng như bông hoa sen chứ không phải kiểu chữ nhật truyền thống, xóa bỏ những “góc chết” vốn có, vừa phòng thủ vừa tấn công mạnh mẽ.

Thành cổ tại Vinh, thành cổ Quảng Trị, Đại nội Huế,… cũng được áp dụng kĩ thuật xây thành tân tiến này. Đến hiện tại, kĩ thuật xây thành dạng sao vẫn được các nước phương Tây sử dụng để thiết kế căn cứ quân sự, bố trí nơi tiền tuyến.

Chưa hết, vào thập niên 30 của thế kỉ XIX, Việt Nam cũng là nước đầu tiên của Đông Á đã mua thuyền hơi nước, sau đó tháo dỡ ra để chế tạo lại, thậm chí còn có những cải tiến riêng so với phiên bản gốc của phương Tây như: Chế tạo bộ máy mới to hơn, tăng số guồng quay... Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã nhanh nhạy, và đi trước vài chục năm so với các nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc.

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa ảnh 3

"Kì Công Diệu Nghệ" đã "đào xới" được nhiều tư liệu quý từ các văn và và thư tịch cổ.

Trong Kì Công Diệu Nghệ, hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, mà người Kinh, người Chăm đã ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Sách gồm 5 phần, với những phát kiến trong sản xuất, trong xây dựng, phát kiến hàng hải, phục vụ đời sống và phát kiến quân sự.

Cuốn sách đem đến nhiều bất ngờ, và cả tự hào trước sự say mê công nghệ, không ngại dấn thân của cha ông ta thời xưa. Ông Hồ Nguyên Trừng từ thế kỉ XIV - thế kỉ XV đã sáng tạo ra “chảo chớp" của súng, được dùng trên súng ống của phương Tây đến thế kỉ XIX, trở thành bộ phận then chốt của hoả khí trên thế giới trong vòng 400 năm.

Ngoài ra, từ thế kỉ XVIII đã có một người Việt bôn ba sang tận Hà Lan để học làm đồng hồ cơ và kính viễn vọng trên chính quê hương mình. Xe cứu hỏa từng xuất hiện từ thời vua Minh Mạng với hiệu quả vượt trội.

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa ảnh 4

MC Giao Cùn cùng hoạ sĩ Kaovjets Ngujenstác giả Đông Nguyễn trong buổi giới thiệu sách.

Tác giả Đông Nguyễn chia sẻ, anh hứng thú nhất với phần phát kiến quân sự và kĩ thuật hàng hải trong Kì Công Diệu Nghệ, khi "đào xới" được nhiều tư liệu từ văn và thư tịch cổ, chứng minh được sức sáng tạo, tài năng và sự khéo léo của người Việt xưa.

Chính thức bắt tay thực hiện cuốn Kì Công Diệu Nghệ từ năm 2024, nhưng hành trình chuẩn bị tư liệu cho cuốn sách này của tác giả Đông Nguyễn kéo dài hơn chục năm.

Tác giả Đông Nguyễn chia sẻ: “Khi thực hiện cuốn sách này, chúng tôi muốn hướng đến độc giả là thanh thiếu niên. Chúng tôi muốn giới thiệu những phát kiến, những cải tiến của cha ông, để đông đảo các bạn thanh thiếu niên biết được, lấy đó làm cảm hứng để sẵn sàng lựa chọn con đường khoa học công nghệ là con đường tương lai.

Khi các bạn thấy được cha ông ta cũng có những đóng góp với văn minh thế giới, các bạn sẽ tự hào, và mạnh dạn hơn khi lựa chọn theo đuổi các ngành khoa học công nghệ.”

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Cuốn sách đưa độc giả xuôi theo dòng chảy lịch sử của thành phố phương Nam

Cuốn sách đưa độc giả xuôi theo dòng chảy lịch sử của thành phố phương Nam

HHT - Có bao giờ bạn tự hỏi, làm thế nào để nắm được lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hơn 325 năm chỉ bằng cách đọc một cuốn sách? Đúng với cái tên, “Đọc một hơi Lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ mang đến teen một hơi thở vừa quen thuộc, vừa mới mẻ về vùng đất thân thương này.
Khám phá những câu chuyện thú vị về các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Gia Định

Khám phá những câu chuyện thú vị về các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Gia Định

HHT - Qua từng trang sách, “Theo bước thời gian - Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” kể cho độc giả nghe câu chuyện thú vị về sự ra đời, ý nghĩa của mỗi công trình gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP.HCM. Đây là chuyến dạo chơi thi vị, nhiều màu sắc của cảm xúc, ký ức và đầy tự hào dành cho tất cả những ai luôn yêu quý thành phố mang tên Bác.