“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính

“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính
HHT - Thời gian trước, cư dân mạng đã được phen dậy sóng với việc Mỹ phá đường dây “chạy” vào các trường ĐH danh tiếng như Yale hay Stanford trong giới phụ huynh “quý tộc”. Đây không chỉ là scandal chấn động mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề.

Đường dây “rải tiền” tiến vào trường ĐH

Dịch vụ chạy trường dành cho giới quý tộc này được cho là xuất phát từ William Rick Singer, người thành lập ra quỹ từ thiện Key Worldwide Foundation làm bình phong cho các hành vi hối lộ các HLV của các CLB thể thao trong các trường ĐH lớn. Bảng giá của dịch vụ này khởi điểm từ 50.000 USD (gần 1,2 tỉ VNĐ) với các hạng mục như thuê giám thị sửa câu trả lời hoặc sửa điểm các kì thi chuẩn hóa như IELTS, SAT... cho đến mức giá cao nhất lên đến 6 triệu USD (khoảng 139 tỉ VNĐ) để làm giả hồ sơ vận động viên và hối lộ các HLV thể thao trong trường nhằm trúng tuyển dưới dạng tài năng thể thao.

“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính ảnh 1

Vụ án gây sốc khi gọi tên tám trường ĐH danh tiếng có liên quan trong đó có những tên tuổi nổi bật như Stanford, Yale, University of California - Los Angeles (UCLA), University of Southern California... Việc làm giả hồ sơ thành tích để tăng khả năng vào được những trường ĐH lớn vốn không xa lạ trong cộng đồng du học sinh. Điểm nổi bật của vụ án này chính là sự liên quan trực tiếp của nhân viên các trường ĐH và những ngôi sao Hollywood (trong đó có hai nữ diễn viên danh tiếng là Felicity Huffman và Lori Loughlin), cùng với nhiều phụ huynh nổi tiếng khác.

Tất nhiên, thông tin này đã ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của những bạn có dự định du học Mỹ. T.N (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bức xúc: “Mình thấy rất bất công cho những thí sinh đến từ những gia đình nghèo. Đã nghèo không được hưởng thêm quyền lợi thì thôi, đằng này còn phải gồng mình lên gấp ba bốn lần để đấu với tụi chỉ cần phẩy tay đưa tiền ra là có tất cả mọi thứ”. N.Linh (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM) thì lo lắng: “Mình thấy buồn và lo cho tương lai bản thân hơn là tức giận, vì mình biết phấn đấu cho từng hoạt động ngoại khóa hay để nhích từng điểm cho GPA khó thế nào, nhiều khi mệt mỏi quá mình cũng ước gì nhà có điều kiện hơn thuê tutor học cho chất lượng. Nên là khi nhìn các bạn ngồi không ngay vạch đích, trong khi mình chạy sấp mặt mà vẫn chưa thấy chữ xuất phát ở đâu thấy tủi thân ghê gớm”.

“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính ảnh 2

Những sinh viên trong sạch đứng lên đòi lại sự công bằng

Có cầu thì ắt có cung. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình vào được những ngôi trường giỏi, có danh tiếng để có nhiều cơ hội trong tương lai. Ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất cho con mình nhưng lại không nghĩ rằng, việc gian lận đó có thực sự tốt đẹp đối với con cái họ? Theo trang INSIDER, phần lớn các sinh viên trong vụ việc được xác định là không hề biết gì về việc gian lận của phụ huynh nhưng giờ đây, chính họ lại phải hứng chịu hậu quả của việc làm đó.

Cú sốc về việc làm sai trái ấy là một, nhưng cú sốc về năng lực của bản thân sẽ còn nặng nề hơn như thế rất nhiều. Những nỗ lực học tập trước đó đều sẽ bị quy vào gia thế của bản thân và bất cứ thành tích nào của bạn cũng chẳng còn được xem trọng. Chẳng ai sẽ là người trả lại sự tự tin cho họ sau “cú lừa thế kỉ” này?

Hai sinh viên của trường Stanford cũng đã khởi động việc thu thập hồ sơ và dữ liệu để kiện 8 trường ĐH có tên trong scandal giáo dục. Erica Olsen và Kalea Woods bày tỏ sự bất bình khi đã bị từ chối bởi các trường ĐH qua quá trình xét tuyển không minh bạch, và vì tấm bằng Stanford hiện giờ của họ cũng sẽ bị “mất giá” sau sự vụ lần này.

“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính ảnh 3

Kênh CNN dẫn lời phụ huynh và sinh viên là nguyên đơn trong vụ kiện cho biết, họ sẽ chẳng nộp đơn vào các trường này nếu biết xảy ra các hành vi gian lận. Vị luật sư đại diện cho nhóm nguyên đơn phát biểu: “Họ đã đóng phí nộp hồ sơ nhưng lại không nhận được quá trình xét tuyển công bằng. Nếu đã vậy thì hãy trả phí nộp hồ sơ lại cho các sinh viên!”.

Dù vụ kiện được xem là không có nhiều cơ hội thành công nhưng đã gây tiếng vang khi những phụ huynh và sinh viên trong sạch đã mạnh mẽ đứng lên đòi công bằng. Họ chỉ ra rằng chính những sinh viên dự tuyển một cách minh bạch mới là những nạn nhân thực sự của vụ việc này.

Hồi chuông cảnh tỉnh với những ứng viên ấp ủ ý đồ gian lận 

Ngay tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, dịch vụ “đánh bóng” hồ sơ du học vẫn đang được rao bán công khai và phổ biến. Số báo Hoa Học Trò 1227 từng đề cập trong bài viết “Cảnh giác với các “cố vấn” mùa bay” việc nhiều trung tâm du học tham gia định hướng hoạt động ngoại khóa cho các ứng viên cho đến tự ý viết khống thành tích trong hồ sơ. Trong khi đó, việc đậu vào ĐH mới chỉ là khởi đầu của hành trình du học rất dài đòi hỏi thực lực của sinh viên.

“Đường đua” trường Đại học: Khi chúng ta vẫn là nạn nhân chính ảnh 4

Sự việc 8.000 sinh viên Trung Quốc bị loại khỏi các trường ĐH Mỹ sau khi phát hiện gian lận hồ sơ năm 2014 hay việc ba nam sinh cùng khai là lớp trưởng của trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam bị loại thẳng tay sau cú điện thoại xác nhận của nhà tường, đều là những tiếng chuông “cảnh tỉnh” với những âm mưu gian lận.

Đồng ý rằng những trường thuộc khối Ivy League có cơ sở vật chất rất tốt, có thể phục vụ những bạn có nhu cầu học tập lên bậc cao, và tất nhiên một tấm bằng tốt nghiệp từ những trường này sẽ là một điểm cộng chói sáng cho hồ sơ xin việc của bạn. Nhưng hãy tự hỏi liệu những ngôi trường “kim cương” này có thật sự phù hợp với mình?

Lựa chọn ngôi trường ĐH không chỉ là tìm kiếm nơi để phát triển học vấn, mà còn là lựa chọn một gia đình để gắn bó suốt bốn năm ĐH. Nếu ép bản thân mình vào một ngôi trường có thứ hạng cao nhưng không phù hợp với năng lực của mình, nguy cơ cao chúng ta sẽ khó hòa nhập và làm hỏng trải nghiệm du học quý giá.

Đừng để bị ám ảnh bởi những bảng xếp hạng mà đưa đến hành vi gian lận. Chúng ta sống cho bản thân mình, không phải cho những nhãn mác mà mọi người muốn gắn vào chúng ta, bạn đồng ý không?

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.