Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị
HHT - Một miếng thịt nướng vàng ươm hay một nhánh hương thảo đầy khiêu khích trên đĩa thức ăn cũng đều được nhiếp ảnh gia thể hiện một cách thu hút nhất để khiến chúng ta bị “đói” con mắt mà nuốt nước miếng ừng ực.

Theo chân nhà Hoa để cùng tìm hiểu về công việc mang tên nhiếp ảnh gia ẩm thực - “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ấy nào!

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 1

Hướng dẫn viên: Anh Đức Bùi (Mọi người vẫn hay gọi anh là Chris) - Nhiếp ảnh gia ẩm thực chuyên nghiệp, đồng sáng lập Deto concept.

Food photographer có giống food stylist?

Cùng nằm trên “bản đồ” ẩm thực nhưng hai nghề này có nhiệm vụ và công việc khác nhau, được phân biệt rõ ràng. Food stylist là người sắp xếp, trình bày mọi thứ theo một ý tưởng. Còn food photographer sẽ là người làm việc trực tiếp cùng food stylist để truyền tải những ý tưởng, câu chuyện vào những bức hình đẹp mang đậm cá tính của người cầm máy.

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 2

Có thể thấy, food stylist và food photographer là hai công việc gắn bó vô cùng mật thiết. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ “đuối” nếu muốn làm cả hai. “Hai cái đầu sẽ luôn hơn một cái đầu” - anh Đức chia sẻ. Nếu muốn chúng ta vẫn có thể làm cả hai công việc cùng một lúc, nhưng hiệu quả sẽ không bằng khi hai người cùng hỗ trợ lẫn nhau. Món ăn sẽ không còn nguyên độ hấp dẫn như lúc vừa chế biến, thời gian cũng mất nhiều hơn cho một shoot hình.

Điểm cộng “to đùng” của nghề nhiếp ảnh gia ẩm thực

Ẩm thực ngày càng phát triển mạnh, nhiếp ảnh gia ẩm thực cũng ngày càng được “săn đón” hơn. Bạn sẽ nhận được những cơ hội công việc từ các nhà hàng, thương hiệu đồ ăn có nhu cầu quảng bá sản phẩm. Nếu có khả năng viết lách, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một “vương quốc đồ ăn” của riêng mình trên Facebook, Instagram.

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 3

Bạn cũng có thể tha hồ vùng vẫy để thể hiện góc nhìn của mình qua từng bức hình. Sẽ không có sự nhàm chán vì mỗi ngày bạn được khám phá những món ăn mới, “lắc não” để cho ra lò các shoot hình tươi mới. Tiếp xúc với những con người khác nhau, đi đến những vùng đất mới, nghe nhiều câu chuyện thú vị. Nếu là người thích “bay nhảy” bạn có thể làm freelance, thích ổn định thì bạn vẫn có thể xác định đây là việc làm lâu dài.

Thế nhưng, nhiếp ảnh ẩm thực không phải thể loại dễ. Bạn phải tốn kha khá tiền để mua nguyên liệu nấu ăn/ món ăn, dụng cụ nhà bếp đi cùng với món đó chưa kể những phụ kiện chuyên môn như đèn, chân máy…

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 4

Cùng “nhảy ùm” vào nghề

Tuy nhiên, công cụ chỉ là điều kiện cần. Với nhiếp ảnh nói chung, yếu tố “ăn điểm” chính là vision của người chụp, là tư duy và góc nhìn của một nhiếp ảnh gia thực thụ. Đây là thứ khó có thể học được qua trường lớp. Nhiếp ảnh ẩm thực khác với nhiếp ảnh đời sống ở điểm đối tượng chụp là những vật tĩnh, do đó bạn không cần phải “canh me” để “bắt” được khoảnh khắc. Nhưng bù lại, bạn phải “lắc não” để nghĩ ra được những góc chụp thật độc đáo, khiến những dĩa đồ ăn bất động trở nên “ngon mắt” với người xem.

Ngay bây giờ, tại sao không thử ngỏ lời “hợp tác” với đứa bạn có sở thích nấu ăn xem, biết đâu hai bạn sẽ trở thành “đôi bạn cùng tiến” trên con đường ẩm thực này đó! Nếu có điều kiện, bạn có thể tìm đến những workshop dạy về cách chụp hình ẩm thực như workshop của anh Lê Trung Kiên, anh Yu… Ở đây bạn được học tất cả mọi thứ cơ bản nhất, cách chụp hình, cách đặt đèn, cách bày bố cục… Chi phí cho mỗi khóa học như vậy sẽ tùy thuộc vào số lượng giờ học và chủ đề. Bạn có thể ghé trang The Panda’s Flavor hoặc anhyu.com/workshops để tìm hiểu thêm nhé!

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 5

Và đừng quên nhấn nút follow những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong nghề. Những cái tên “nặng kí” mà bạn có thể học hỏi là @captainruby, @aleanafoodphoto hay “ông trùm” video về đồ ăn @tastemade.

Quan trọng nhất là hãy thực hành mọi lúc mọi nơi, hãy chụp thật nhiều dù đó là tô phở của quán ăn gần nhà hay dĩa sườn xào chua ngọt của mẹ để nhận ra những gì là tốt nhất và hợp với phong cách của của bạn nhé!

Những điều cần có của một nhiếp ảnh gia ẩm thực:

· Đam mê với ẩm thực và nhiếp ảnh.

· Tư duy mỹ thuật, nghệ thuật tốt.

· Có góc nhìn của riêng mình.

· Sự kiên trì.

· Tập trung vào cái mình đang theo đuổi.

Food Photographer - Nhiếp ảnh gia ẩm thực, “chủ xị” của những khung hình đồ ăn ngào ngạt hương vị ảnh 6

Anh Đức Bùi cũng có đôi lời nhắn gửi là đầu tiên đừng nghĩ về lợi nhuận mà hãy nghĩ về những sản phẩm đẹp, những ngày chụp như thế sẽ là dự án cá nhân để từ đó phát triển bản thân mình hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về công việc này, ghé blog của anh Đức Bùi nhé: https://www.imducbui.com/blog.

Theo HHT 1284
MỚI - NÓNG
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm