Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chạy trời không khỏi nắng nhưng Gen Z vẫn có 7749 cách để thích nghi với thời tiết "gắt gỏng" hiện tại. 

Trong những ngày qua, tại khu vực phía Nam thời tiết nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cảm nhận được có khi lên đến 43 - 44 độ C, do đó việc tìm kiếm các giải pháp tránh nóng trở thành ưu tiên hàng đầu của Gen Z.

Đổi phương tiện di chuyển, ghé quán quen để trốn nắng

Nhà cách trường hơn 20 cây số, thế nên Minh Tâm (sinh viên năm 3 trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM) lựa chọn di chuyển bằng xe buýt hơn 1 tháng qua để "chạy nóng" vì không dám chạy xe giữa thời tiết nắng nóng hiện tại.

"Đi xe buýt cần nhiều thời gian hơn nhưng lại giúp mình tránh nắng. Thay vì phải chạy xe hơn 20 cây số vào lúc giữa trưa, đi xe buýt còn cho mình một giấc nghỉ trưa ngắn để tỉnh táo học tập vào buổi chiều."

Cũng thuộc team "xe buýt", Minh Hùng (sinh viên năm 2 trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) chọn ra trạm xe buýt từ sớm và tự học tại các khu thư viện, căng-tin của trường. Gần đây, nhiều tuyến xe di chuyển đến Làng Đại học đã được nâng cấp, lịch di chuyển, giờ ra vào trạm của các xe cũng được "lên đời" khiến việc di chuyển của Minh Hùng cũng dễ thở hơn, không còn mất nhiều thời gian như trước.

Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái ảnh 1

Xe buýt càng "được lòng" Minh Hùng sau các cập nhật về lộ trình, giờ ra vào trạm và chất lượng di chuyển của các xe thời gian gần đây.

Nguyễn Khánh Hà (sinh viên năm 2 trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) di chuyển thẳng ra các quán cà phê gần trường ngay sau giờ học để đổi địa điểm làm việc. "Sau giờ học buổi trưa, mình đến ngay quán quen để "tá túc" để vừa nâng cao tinh thần làm việc, vừa tránh thời tiết nắng nóng. Mỗi buổi đi cà phê sẽ khoảng 5 - 6 tiếng, mình ra về lúc tan tầm, đúng ngay lúc thời tiết mát mẻ hơn mà cũng đỡ kẹt xe hơn."

Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái ảnh 2

Vừa trú nắng vừa nâng cao tinh thần học bài, Khánh Hà chọn "đóng họ" cho các quán quen.

Tân trang nhà cửa, ưu tiên các vật dụng chống tia UV khi ra đường

Sống xa nhà và phải di chuyển khá nhiều từ nhà trọ đến trường học, Bảo Châu (sinh viên Trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại) ưu tiên chọn lựa các kiểu trang phục có chất vải mỏng, thoáng mát để tránh bị bức bí. "Vì phải di chuyển thường xuyên giữa chỗ làm, chỗ học và nhà trọ nên mình không ngại sắm sửa các món trang phục mỏng, nhẹ mà vẫn có khả năng chống tia UV. Ngoài ra, việc nhà cũng được mình chuyển xuống làm vào buổi chiều tối để vừa hạ nhiệt phòng, vừa hạn chế tình trạng đổ mồ hôi gây mất nước.", Châu chia sẻ.

Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái ảnh 3

Hạnh Nguyên (sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) mạnh tay thay rèm cửa cho căn phòng của mình để hạ nhiệt trong buổi trưa nắng gắt.

"Mình đổi sang rèm dày và màu tối để hạn chế hấp thụ nhiệt vào ban ngày. Nhưng những ngày quá nắng nóng thì mình vẫn phải bật máy lạnh để thuận tiện sinh hoạt, học tập."

Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái ảnh 4

Đổi rèm cửa là cách Hạnh Nguyên, Bảo Châu "đối phó" với thời tiết nắng nóng.

Trong hơn 1 tháng nay, túi đi làm của Thảo Ngân (freelancer, TP.HCM) luôn có thêm một chai nước để "bù nước" ngay sau một chặng di chuyển dài. Ngoài ra, các loại trang phục của Thảo Ngân cũng được đổi sang các chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi để bản thân vẫn thơm tho khi đến chỗ làm.

Gen Z "anti" nắng nóng: Đổi rèm cửa tối màu, di chuyển bằng xe buýt là chân ái ảnh 8
MỚI - NÓNG
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi
5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi
HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.

Có thể bạn quan tâm